Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Mặc dù có nhiều loại máy làm kem với công nghệ và công suất khác nhau nhưng nguyên lý làm kem sẽ tương tự nhau và do vậy những lưu ý khi sử dụng sẽ giống nhau, người dùng cần nắm được những vấn đề cơ bản để tạo ra mẻ kem chất lượng đồng đều, giúp đem lại lợi nhuận tối ưu đồng thời giữ được độ bền cho máy làm kem.
Cần đặt tô lạnh vào ngăn đá trước khi đưa vào máy làm kem
Tô làm lạnh trong máy làm kem có nhiệm vụ đặc biệt do vậy để máy làm kem vận hành trơn tru và đúng cách, người dùng luôn luôn cần ghi nhớ tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng máy làm kem tươi đó là để tô lạnh trong ngăn đá ít nhất 8 tiếng trước khi cho vào chạy máy. Để chắc chắn tô làm lạnh đã đủ độ lạnh, bạn cần lắc qua lại, nếu hết tiếng lọc xọc có nghĩa là tô đã đông hoàn toàn.
Chú ý khi đưa tô lạnh vào ngăn đá: dung dịch nước muối đặc trong cối sau khi đông nếu làm cối bị phù, bạn cần xả bớt hơi nhờ nút xả trên mặt cối.
Khởi động máy làm kem trước khi đổ nguyên liệu
Giai đoạn sử dụng: trước khi dùng máy làm kem, bạn nên khởi động máy một lúc, khoảng vài phút, sau đó mới đưa nguyên liệu làm kem vào. Và vật liệu muỗng dùng để múc kem cũng có lưu ý riêng. Bạn nên dùng loại muỗng nhựa hay silicon để múc kem, không dùng các loại muỗng inox, muỗng sắt vì có thể làm trầy bề mặt tô đông lạnh.
Độ đông đặc của các loại kem là khác nhau. Điều này là do yếu tố nội hàm từ nguyên liệu làm kem. Vì vậy, bạn chỉ tắt máy sau khi thấy lượng hỗn hợp làm kem đã đủ đông đặc.
Máy làm kem có vạch báo tối đa, đó là mức cho hỗn hợp nguyên liệu vào máy. Bạn nên chừa chỗ để khi kem đông nở ra chứ không đổ đầy quá vạch báo của máy.
Không bật tắt khi máy đang hoạt động
Trong khi đang làm kem, không tắt hay khởi động lại máy. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kem. Nếu ngừng máy, hỗn hợp có thể đông lại và không trộn tiếp được. Vì vậy, bạn nên chọn lắp máy với ổ điện không bị lỏng hay chập chờn về điện.
Máy làm kem thông minh có thể đổi chiều quay động cơ để tránh quá tải hoặc khi hỗn hợp quá đặc. Nếu vấn đề này tiếp tục diễn ra, hãy tắt máy và bật lại khi hỗn hợp sẵn sàng. Nếu không chắc chắn về việc quá tải này, chế độ ngắt an toàn của máy sẽ hoạt động và tắt động cơ. Bạn có thể rút phích cắm để làm mát nguồn điện.
Cài đặt nhiệt độ làm kem hợp lý
Trường hợp nhiệt môi trường quá nóng, hơn 36 độ C, kem lâu đông hơn, bạn có thể cho kem vào ngăn đá vài tiếng để đạt độ đông cần thiết rồi múc bảo quản.
Để đạt độ cứng cần thiết, thời gian làm kem khoảng 15-30 phút, không nên để máy chạy quá thời gian này.
Hỗn hợp làm kem sau khi trộn nên nấu chín và để lạnh ít nhất 3-6 giờ. Cách này giúp kem an toàn hơn và cũng mau đông hơn, thậm chí là để đông được lâu hơn.
Vệ sinh sau khi làm kem
Sau khi làm kem, bạn có thể chuyển chỗ kem này sang một khay lạnh khác để bày bán cho người tiêu dùng. Với máy làm kem tươikinh doanh với kích thước lớn, bạn cần tháo và vệ sinh toàn bộ tư block máy, đến cối và bên ngoài máy. Thiết bị chế biến thực phẩm nào cũng cần bảo đảm độ vệ sinh nghiêm ngặt và máy làm kem cũng vậy, bạn nhất định cần làm sạch từng bộ phận của máy thật kĩ để có những mẻ kem đảm bảo nhất và có thể dùng được phần kem không tiêu thụ hết cho ngày hôm sau.
Bộ phận động cơ quay không nên ngâm nước khi làm sạch để tránh mọi vấn đề rò điện sau này.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam