Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trước khi xông
– Rửa tay thật sạch với xà bông và nước.
– Đặt máy xông khí dung trên một bề mặt chắc chắn. Sau đó, hãy kiểm tra xem các bộ lọc không khí đã sạch hay chưa. Nếu bộ lọc không khí bị bẩn thì nên rửa lại bằng nước lạnh và để khô tự nhiên.
– Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng lần đầu tiên để xem máy, các phụ kiện có bị thiệt hại hay hư hỏng chi tiết nào hay không.
– Làm sạch và khử trùng các bộ phận của máy xông khí dung. Trước khi xông thuốc cần vệ sinh và khử trùng tất cả các bộ phận gồm cốc thuốc, ống ngậm, mặt nạ trước khi sử dụng.
– Đảm bảo ống dẫn khí luôn được khô ráo. Nếu ống có hơi nước hoặc có giọt nước đọng vào bên trong điều này có thể gây cản trở luồng không khí và thuốc. Cắm một đầu ống dẫn khí vào máy, đầu kia để không bật thiết bị hoạt động trong vòng 5-10 phút để làm khô phụ kiện.
– Đảm bảo rằng bạn đã lắp các phụ kiện đúng các vị trí quy định, chắc chắn và an toàn.
– Chỉ sử dụng các bộ phụ kiện cùng hãng của thiết bị.
Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng máy xông mũi họng
Cách sử dụng máy xông khí dung
– Chuẩn bị các loại thuốc cần thiết (theo đơn của bác sĩ): Trường hợp thuốc nhiều thành phần thì nên mở ra và đặt vào cốc đựng thuốc. Trường hợp trộn nhiều loại thuốc vào nhau, nên cho vào ống tiêm.
– Thêm nước muối nếu cần thiết: Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng nước muối sinh lý 0,9% (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc. Không nên dùng dung dịch nước muối tự chế để cho vào máy xông khí dung. Còn nếu dùng loại thuốc đã pha sẵn thì không cần dùng nước muối.
– Dùng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm sạch để lấy một lượng thuốc (theo liều lượng đã được bác sĩ quy định) cho vào cốc đựng thuốc cùng với nước muối. Có thể dùng loại đã phân sẵn từng liều nhỏ trong ống nhựa.
– Pha thuốc và đổ thuốc vào ống (cốc) đựng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý không đổ quá vạch max của cốc
– Nối cốc đựng thuốc với máy xông khí dung.
– Nối mặt nạ hoặc ống thở miệng vào cốc đựng thuốc. Ðặt mặt nạ lên mặt và chỉnh dây cột cho vừa khít hoặc đưa ống thở lên miệng.
+ Đối với người lớn và trẻ vị thành niên: Đặt ống thở vào miệng. Sau đó, thở chậm và sâu bằng miệng (hít vào sâu, ngưng lại 1-2 giây rồi thở ra) cho đến khi hết thuốc trong cốc đựng, trung bình khoảng 10-20 phút.
+ Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Gắn mặt nạ dưỡng khí lên mặt.
– Mở công tắc máy. Giữ cốc thuốc thẳng đứng.
Nên sử dụng mặt nạ thay vì ống ngậm khi xông mũi họng cho trẻ dưới 5 tuổi
Lưu ý khi sử dụng máy xông khí dung
– Không được đặt máy nén khí vào nước.
– Không luộc ống dẫn khí, mặt nạ người lớn, mặt nạ trẻ em, miếng lọc khí và nắp đậy bộ lọc khí.
– Tùy từng bệnh mà sử dụng loại thuốc, liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Không tự ý mua thuốc về xông. Nếu chỉ vệ sinh mũi họng thông thường ta có thể xông bằng nước muối sinh lý, thời gian xông từ 5-10 phút.
– Các tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng máy xông khí dung bao gồm ho, khàn giọng, nhiễm nấm vùng hầu họng, kích thích niêm mạc hầu họng hoặc kích thích da mặt nếu sử dụng mặt nạ. Hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể tránh được bằng cách súc miệng và rửa mặt bằng xà bông sau khi phun khí dung.
Bảo quản máy xông khí dung
Vệ sinh và bảo quản máy xông mũi họng thật tốt sau khi sử dụng
– Trước khi làm sạch khử trùng, đảm bảo máy ở trạng thái ngừng hoạt động và ngắt kết nối nguồn điện.
– Vệ sinh định kỳ 1 lần/ tuần.
– Sử dụng dung dịch khử trùng có sẵn. Làm theo hướng dẫn qui định của nhà sản xuất.
+ Ngâm ngập các bộ phận vào dung dịch khử trùng trong một thời gian nhất định.
+ Rửa lại các bộ phận dưới với nước sạch, để ráo khô tự nhiên trong môi trường không khí sạch.
– Không nên để máy gần trẻ nhỏ, để xa tầm tay trẻ em.
– Không để phụ kiện máy xông mũi họng trong tủ đựng thuốc.
– Không để máy bị xóc mạnh hoặc làm rơi vỡ máy.
– Với ống dẫn khí, bạn không nên gập lại.
– Không cất máy ở nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, nơi có độ ẩm cao, tránh để máy tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
– Không dùng các chất tẩy rửa mạnh, xăng dầu, hóa chất để vệ sinh máy. Thỉnh thoảng lau mặt ngoài máy nén khí bằng khăn ẩm thấm nước sạch.
– Luôn để máy trong túi đựng khi cần mang đi và bảo quản máy trong túi đựng nếu không sử dụng trong thời gian dài.
– Không để thừa thuốc trong cốc thuốc.
– Khi thay thế bộ phận máy (nếu hỏng) cần vứt đúng nơi quy định để tránh gây ô nhiễm môi trường.
– Với bộ phụ kiện xông, cần được thay thế sau 1 năm sử dụng.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam