1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Lưu ý gì khi thay má phanh xe máy ?

Khi có dấu hiệu phanh không chính xác, bạn nên lập tức thay má phanh (chỉ khoảng vài chục hoặc dưới 200,000 đồng), nếu để lâu đĩa phanh bị mòn có thể bạn mất tới hàng triệu đồng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Websosanh – Cũng giống như nhiều loại thiết bị, bộ phận khác, sau một thời gian sử dụng má phanh sẽ bị mòn khiến hiệu quả phanh không tốt, do đó, người đi phải chú ý thay má phanh khi có những dấu hiệu má phanh bị mòn

Nhưng khi nào nên thay má phanh, và khi thay má phanh xe máy cần chú ý những gì? Hãy cùng Websosanh tìm hiểu những thông tin về má phanh xe máy

1. Khi nào nên thay má phanh xe máy?

Khi có dấu hiệu bóp phanh không ăn bạn nên ngay lập tức thay má phanh, nếu để lâu, phải thay đĩa phanh sẽ rất nguy hiểm

Khi có dấu hiệu bóp phanh không ăn bạn nên ngay lập tức thay má phanh, nếu để lâu, phải thay đĩa phanh sẽ rất nguy hiểm

Rất dễ để nhận biết khi nào cần phải thay má phanh, cụ thể khi nhận thấy những yếu tố như phanh xe không ăn, thử chính xác bằng cách bóp phanh nhưng tăng ga nhẹ xe vẫn tiến lên. Khi đó, cần phải thay má phanh mới gấp. Nếu không thay kịp thời, xe có thể bị mòn vào phần đĩa phanh. Lúc này, chi phí thay đĩa phanh sẽ tăng cao hơn nhiều so với thay má phanh. Khi thay, cần chú ý thay má phanh phíp đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng phải hàng nhái.

Cách phân biệt hàng đảm bảo với hàng nhái như sau: Má phanh “chuẩn” có sự đồng màu trên bề mặt, các chi tiết như chữ khắc hoặc vết cắt đều sắc nét, khi ốp hai mặt má phanh vào nhau không bị cong vênh. Trong khi đó, má phanh phíp làm nhái thường có lẫn đồng giúp cứng (nhưng về lâu dài sẽ hại đĩa phanh) nên nhìn bề mặt có màu lấp lánh, các vết cắt mờ hoặc không có chữ thể hiện thương hiệu, khi ốp vào nhau bị cong vênh..

2. Chọn mua má phanh thế nào?

Loại má phanh Kevlar khá phổ biến

Loại má phanh Kevlar khá phổ biến

Theo các chuyên gia sửa chữa xe máy thì việc chọn mua má phanh cần dựa vào tốc độ vận hành của từng loại xe máy. Tuyệt đối không dùng má cũ với đĩa phanh mới vì như thế sẽ nhanh chóng làm hỏng đĩa phanh, và do đó, bạn sẽ tốn một khoản tiền không hề nhỏ để thay đĩa phanh.

Có nhiều loại má phanh xe máy trên thị trường. Tham khảo Các loại má phanh xe máy

Nhưng chủ yếu và phổ biến nhất trên thị trường Việt Nam là: má phanh hữu cơ và má phanh nung kết.

+) Má phanh hữu cơ làm từ vật liệu tự nhiên như cao su, hoặc Kevlar (sợi polyamide thơm) hoặc các hợp chất hữu cơ khác. Chúng được gắn kết với nhau và có khả năng chịu nhiệt. Ưu điểm của loại này là không gây ô nhiễm môi trường, dễ gia công, mềm, làm việc êm nhưng nhược điểm rất dễ bị mài mòn, nên tuổi thọ má phanh không cao

+) Má phanh nung kết chịu mài mòn và nhiệt độ cao vì thành phần chủ yếu là các hạt kim loại (đồng hoặc một số hợp kim chịu mài mòn, nhiệt độ cao, ngoài ra có những loại được bổ sung một số loại hạt hữu cơ khác, tạo thành hợp chất mới và được thực hiện nung 2 lần). Loại má phanh nung kết có lực phanh mạnh, độ bền cao với khả năng mài mòn tốt, tuy nhiên lại gây tiếng động két mạnh trong khi phanh nên đôi khi gây khó chịu cho người sử dụng.

Mọi loại má phanh đều có nhiệt độ làm việc tối ưu. Khi vượt quá giới hạn này bề mặt làm việc bị chai dần. Quá nhiều nhiệt truyền vào xi-lanh có thể làm sôi dầu, chảy gioăng cao su dẫn đến mất phanh. Để đáp ứng quá trình làm việc liên tục, cường độ cao, cơ cấu phanh xe đua thường thiết kế hệ thống làm mát đặc biệt. Tùy từng dòng xe và sự tiến bộ mà bạn nên thay loại mới cho xe của mình cho khả năng làm việc tốt hơn

3. Rà phanh

Đi chậm kết hợp rà phanh (phanh nhẹ) sẽ giúp hệ thống phanh hoạt động tốt hơn rất nhiều

Đi chậm kết hợp rà phanh (phanh nhẹ) sẽ giúp hệ thống phanh hoạt động tốt hơn rất nhiều

Rà phanh là động tác chạy xe với tốc độ chậm, kết hợp bóp phanh nhẹ, tạo sự ma sát giữa má phanh và đĩa phanh trong khoảng vài cây số đến vài chục cây số đầu tiên sau khi thay má phanh mới. Rà phanh ngay sau khi thay mới má phanh luôn cần thiết vì như thế bạn sẽ biết được má phanh mới đã hợp với xe không, hoạt động tốt không. Cụ thể:

– Nếu cả má và đĩa đều mới, việc này giúp tạo ra quá trình sinh nhiệt đúng khi phanh, nó cũng truyền một lớp vật liệu mỏng từ má sang đĩa, tăng cường độ bám dính giữa hai bề mặt.

– Trong trường hợp má mới, đĩa cũ, rà phanh chính là công đoạn giúp má thích ứng với bề mặt đĩa, nên phanh rà (phanh nhẹ) trong 100 km đầu tiên để tăng tuổi thọ má. Tuyệt đối không sử dụng má cũ với đĩa mới, bởi các vân xước trên má sẽ làm hỏng mặt đĩa.

Trên đây là những lưu ý khi thay má phanh cho xe máy, mong rằng bạn đã có kinh nghiệm về má phanh và tăng sự an toàn khi đi xe máy.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức liên quan
So sánh xe máy Honda và xe máy Yamaha

So sánh xe máy Honda và xe máy Yamaha

So sánh xe đạp điện và xe máy điện

So sánh xe đạp điện và xe máy điện

So sánh xe máy Honda Wave RSX và xe máy Yamaha Taurus

So sánh xe máy Honda Wave RSX và xe máy Yamaha Taurus

So sánh xe đạp điện và xe máy

So sánh xe đạp điện và xe máy

Xe máy Yamaha Jupiter Gravita có những đời xe nào?

Xe máy Yamaha Jupiter Gravita có những đời xe nào?

Nên mua xe máy điện hay xe đạp điện tốt hơn?

Nên mua xe máy điện hay xe đạp điện tốt hơn?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất