Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Lò nướng thủy tinh có cấu tạo gọn nhẹ và các bộ phận đơn giản tuy nhiên cách làm vệ sinh cho sản phẩm này lại đòi hỏi sự cẩn trọng nhiều hơn so với các thiết bị lò nướng khác. Dưới đây là những lỗi bạn rất dễ mắc phải nếu lần đầu vệ sinh lò nướng thủy tinh :
Vệ sinh khi lò nướng còn nóng
Chất liệu thủy tinh làm lò nướng là loại có khả năng chịu sốc nhiệt và nhiệt độ cao tốt, tuy nhiên việc vệ sinh lò nướng khi còn nóng có thể tạo ra nguy cơ nứt vỡ do chênh lệch nhiệt độ giữa mặt bên trong và bên ngoài của nồi. Chiếc lò nướng cũng khá nặng và thủy tinh lại dễ trơn trượt nên cũng nguy hiểm hơn cho người dùng khi muốn vệ sinh lò ngay sau khi nướng xong, cách tốt nhất là để lò nguội hẳn rồi mới rửa sạch.
Không vệ sinh thành nồi khi nướng thịt, các món dầu mỡ
Khi dùng lò nướng thủy tinh để nướng bánh hay rau củ, bạn có thể dùng khăn ẩm để lau cả trong và ngoài nồi mà không cần di chuyển vệ sinh bằng nước tẩy rửa hay xà phòng.
Tuy nhiên những món nướng thịt có mỡ bám và đóng cặn, cháy dưới đáy nồi, thành nồi cần được xử lý ngay sau khi nướng để tránh tích tụ vi khuẩn, gây mùi khó chịu và khó làm sạch sau những lần nướng tiếp theo.
Dùng cọ sắt để chà rửa
Chất liệu thủy tinh của lò nướng chịu lực, chịu nhiệt và chống trầy xước tốt nhưng phần nắp và chân đế bằng chất liệu dễ trầy xước.
Nếu bạn dùng cọ sắt để chà rửa, vệ sinh sẽ làm hư hại bề mặt nồi, không làm giảm tuổi thọ nhưng tổn hại đến tính thẩm mỹ vốn là điểm nổi bật của lò nướng thủy tinh.
Chỉ nên sử dụng miếng chùi rửa mềm hay khăn mềm khi vệ sinh lò nướng.
Rửa trực tiếp mặt trong nắp nồi dưới vòi nước và bằng dung dịch tẩy rửa
Phần bề mặt ngoài của lò nướng thủy tinh thì cần lưu ý nhất là phần bảng điều khiển ở nắp lò, có thể dùng khăn ẩm để lau các phím bấm và loại bỏ bụi bẩn phía trên là được.
Tuy nhiên mặt trong của lò nướng thủy tinh là bộ phận bóng đèn halogen làm nóng và quạt đối lưu dùng để luân chuyển không khí nóng trong lò nướng thì cần thận trọng khi làm sạch, tuyệt đối tránh nhỏ nước hoặc dùng dung dịch tẩy rửa mạnh.
Phần nắp kính rìa ngoài không bị ảnh hưởng, nhưng khu vực trung tâm (bộ phận điện) nhiễm nước sẽ dễ bị chập cháy khi cắm điện sử dụng.
Cách vệ sinh bộ phận nắp lò nướng an toàn là dùng khăn ẩm để lau kĩ nhiều lần cho đến khi các vết bẩn được lấy đi hết, cách này sẽ giúp hạn chế tích tụ chất bẩn, dầu mỡ trên nắp nồi mà không ảnh hưởng đến chất lượng của nồi.
Bóng đèn halogen và quạt đối lưu nắp lò nướng thủy tinh dễ bị tổn hại khi nhiễm nước
Ghi nhớ cách vệ sinh lò nướng thủy tinh hiệu quả và đúng cách
– Lò mới mua về sử dụng lần đầu: nên cài đặt nhiệt độ thấp và bắt đầu cho lò nướng chạy trong 15 phút trước khi dần nâng mức nhiệt lên cao nhất để lò nướng làm quen với nhiệt độ cao và loại bỏ mùi bên trong lò.
Sau thời gian này mở nắp và lau tiếp lần 2 sẽ giúp bạn loại bỏ mùi hôi trên máy mới và khử trùng trước khi chế biến thức ăn.
– Lò nướng vệ sinh sau khi sử dụng: dùng khăn mềm ẩm lau bên trong lò nướng để loại bỏ dầu mỡ bắn hoặc bám trên lò nướng sau mỗi lần dùng lò nướng thịt.
Dùng khăn ẩm để lau mặt ngoài và phần rìa thủy tinh mặt trong nắp nồi. Bộ phận quạt đối lưu và bóng đèn chỉ vệ sinh bằng khăn khô hay khăn giấy.
Chân đế lò nướng có thể lau bằng khăn ẩm và lau sạch phần thân lò nướng bên ngoài.
Các dụng cụ đi kèm: khay, kệ, kẹp, ghim… rửa sạch bằng nước rửa bát hoặc ngâm vào một chậu nước nóng để dễ làm sạch hơn với rẻ lau.
– Muốn khử mùi lò nướng sau nhiều lần sử dụng: nước cốt chanh và dấm bỏ vào trong lò nướng bật ở mức nhiệt trung bình từ 5 – 15 phút có thể nhanh chóng loại bỏ mùi hôi khó chịu và khử trùng cho lò nướng .
Sau đợi lò nguội rồi lấy khăn mềm lau khô.
Giấm và chanh sẽ loại bỏ mùi hôi do thức ăn để lại, và cả các vết dầu mỡ bên trong nắp nồi