Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Không phải tất cả chúng ta đều đủ kiên nhẫn muốn nghe một ngày ở trường của con nhưng thực tế, chúng ta lại muốn biết con đã làm gì ở trường, ngồi với ai trong giờ ăn trưa, hiểu được những kiến thức gì ở trường hay đa số là quan tâm xem ngày hôm đó ở trường của con có phải là một ngày “tốt lành” không? Gần đây tôi đã nghe một vài cuộc nói chuyện của các bà mẹ có con đi học mẫu giáo kể về ngày đầu tiên ở trường của con họ.
Hàng loạt các câu hỏi liên quan chẳng hạn như: “Hôm nay con ở trường có vui không? Ai chơi cùng con hôm nay? Không có ai à? Lớp học thể dục của con như thế nào? Và nhiều câu hỏi đại loại như vậy, trong khi bé con đang đứng bên lề câu chuyện thì những câu hỏi cứ liên tục, tới tấp ùa đến làm chúng cảm thấy mình như một kẻ cô độc cả ngày. Trên thực tế, con bạn vui vẻ và thích thú trong ngày đầu tiên đến trường và mẹ chính là người đã phá vỡ điều đó bởi các câu hỏi.
Trò chuyện với trẻ, bạn đừng đặt quá nhiều câu hỏi
Là một chuyên gia ngôn ngữ học, tôi đã bắt đầu và giữ các cuộc hội thoại với trẻ nhỏ từ 1 đến 18 tuổi (lứa tuổi đầy thách thức) trong hơn 30 năm qua. Vì vậy tôi muốn gửi tới bạn một vài lời khuyên về giáo dục trẻ nhỏ cởi mở hơn để kể các câu chuyện ở trường khi chúng về nhà:
Hãy đặt những câu hỏi mở
Chắc chắn, “Ngày hôm nay ở trường của con như thế nào?” không mang lại sự hấp dẫn cho cuộc trò chuyện. Với nhiều trẻ nhỏ, chúng còn quá mơ hồ về những câu hỏi đại loại như thế và chúng cần một câu hỏi cụ thể hơn để giúp chúng nhớ ngày đi học của chúng. Bạn hãy thử thay bằng một câu hỏi mở như sau: “Con hãy kể cho mẹ nghe về trò chơi ở trường hôm nay của con” hay “Đây là một bức tranh tuyệt vời về đồng ruộng. Con nói cho mẹ nghe nhé” hay “Mẹ tự hỏi là không biết hôm nay con đã ăn gì vào bữa trưa.”
Sử dụng tác phẩm của trẻ hoặc các trang giấy để bắt đầu cuộc trò chuyện
Một nghiên cứu gần đây của Marvin và Privratsky (1999) chỉ ra rằng khi trẻ 4 tuổi thường mang các tác phẩm của mình từ trường về nhà bao gồm các tệp vẽ của họ, chứng tỏ trẻ được tham gia các hoạt động ở trường nhiều hơn đáng kể so với những trẻ không. Tận dụng lợi thế từ những tác phẩm này, hãy hỏi câu hỏi mở cho nghệ sĩ bé nhỏ của bạn và đừng quên lắng nghe… Quan tâm tới công việc của chúng có thể làm tăng lòng tự trọng cũng như tạo mối gắn kế giữa nhà trường và gia đình. Gần đây một bà mẹ đã nhận hai trang giấy của học sinh mẫu giáo. Một là bức tranh được xác định là vẽ sinh vật biển và một là các dòng chữ nghuệch ngoạch. Bà mẹ bắt đầu miêu tả con cua và cá và sau đó chỉ lên bức vẽ, dùng lại để con trai tô vào. Cậu bé rất vui vẻ khi nhận diện được hình vẽ từ câu hỏi và tiếp tục nói về việc đã vẽ chúng như thế nào. Khi hỏi về những dòng chữ nghuệch ngoạc câu bé nói”Oh nó chỉ đơn gian là Con yêu mẹ!”
Biết lịch học của con
Việc này sẽ giúp bạn có thể nói về ngày ở thư viện, lớp học thể dục hay lớp vẽ. “Những loại sách gì mà cô thư viện chỉ cho con hôm nay? hoặc ” Con đã tìm thấy gì ở thư viện?” “Nói cho mẹ nghe về những quyển sách con chọn nhé”. Bạn hãy dành thời gian để ngồi xuống và đọc những cuốn sách cùng con, khẳng định sự lựa chọn của con và khuyến khích con đọc sách/
Biết những chủ đề con học
Bạn nên nắm bắt những chủ đề ngày hôm đó con được học chẳng hạn như quả táo hay ruộng đồng, cộng đồng, bờ biển, đất nước và rừng nhiệt đới. Bạn hãy tạo những niềm vui khám phá cá chủ đề trên internet cùng nhau, học học những thông tin mới để mở rộng kiến thức của con và thảo luận các chủ đề.
Chia sẻ về một ngày của bạn
Nói về một ngày của bạn chẳng hạn như “Hôm nay mẹ có một ngày thật tuyệt. Mẹ đã nói chuyện với ông bà ngoại” hay ” Mẹ gặp một vài người bạn mới và uống cà phê tại bãi biển.” Việc chia sẻ sở thích, bạn bè, thách thức và những điều thú vị với con bạn rất quan trọng vì chúng sẽ lấy bạn làm mẫu giao tiếp với những người xung quanh. Không có giả thưởng nào thú vị bằng câu hỏi của cậu con trai với mẹ “Ngày hom nay của mẹ như thế nào?”
Hãy dành thời gian bữa tối để nói về những điều tốt đẹp và không ưng ý đã xảy ra trong ngày
Việc cả gia đình tập trung ăn tối chính là một địa điểm và thời gian hợp lý để chia sẻ niềm vui nỗi buồn để an ủi nhau. Nếu cha mẹ xây dựng các hình tượng thông tin hàng ngày với con ngay khi một tuổi thì đến khi tuổi trưởng trình con cũng sẻ biết cách chia sẻ. Bạn có thẻ tạo một trò chơi để nghĩ về những điều tốt và xấu, hạnh phúc hay nỗi buồn, cơ hội thú vị và thách thức. Khuyến khích con nói về những vấn đề khó khăn xảy ra trong ngày và bạn có thể sử dụng các từ cảm thán để đồng cảm. Chẳng hạn như khi con bạn không được tham gia chơi một trò chơi nào đó thì bạn nên tỏ ra thất vọng cùng tâm trạng với con hay trong bữa ăn ngày hôm đó ở trường của con không có món ăn mà con bạn thích.
Sử dụng các cuốn sách để bắt đầu cuộc trò chuyện
Sử dụng những cuốn sách để nói chuyện với con
Chọn một cuốn sách về trường và xem những gì mà cuộc trò chuyện mở ra. Hay những bài thơ về các hoạt động hàng ngày, những câu chuyện hài để bạn và con cùng cười và xem những thứ ngớ ngẩn đã xảy ra, từ đó chia sẻ kinh nghiệm cho con
Tận dụng lúc con chuẩn bị đi ngủ
Một bà mẹ đã chia sẻ với tôi rằng nếu cô ấy cố kéo dài những câu chuyện cho cậu con trai lớp một thì thì thói quen đi ngủ sẽ trôi qua. Cô có thể đếm khoảng 10 phút để nói chuyện hàng ngày với con.
Lắng nghe, lắng nghe và lắng nghe
Một khi con bạn bắt đầu nói chuyện về ngày của chúng thì bạn đừng nên đặt quá nhiều câu hỏi. Là cha mẹ, chúng ta có xu hướng nhảy vào các câu hỏi nhiều hơn, nhưng tạm dừng những điều đó lại. Đây là một việc rất quan trọng. Hãy để con bạn tự tin khi nói về một ngày xảy ra và bạn khẳng định sự tin tưởng ở con bạn.
Minh Hường
(Theo parents – choice)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam