1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Lạc đà có phải là động vật lây virut Mers-CoV cho người?

Cập nhật mới nhất về tình hình MERS trên toàn thế giới dấy lên nghi ngờ rằng chưa chắc lạc đà đã là loài động vật truyền virut MERS cho người.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Trong một nghiên cứu mới đây, khoảng 2/3 số lạc đà ở Ả-rập Xê-út được xét nghiệm dương tính với virut Mers-CoV. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho rằng virut này hiếm khi lây lam từ động vật sang người.

Vi-rút MERS-CoV lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012 và gây ra căn bệnh về đường hô hấp, cướp đi tính mạng của 30% số người nhiễm căn bệnh này (trong 10 người bị bệnh có khoảng 3 – 4 người chết). Tuy nhiên, nguyên nhân lây bệnh và nhiễm bệnh đến nay vẫn chưa được hiểu rõ.

Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã tiến hành thử máu cho 45 người tiếp xúc với những con lạc đà ở Ả-rập Xê-út, bao gồm 12 người có tiếp xúc trực tiếp với một đàn lạc đà (một bướu) trong đó một số con bị nhiễm MERS.

12 người tham gia đã tiếp xúc thường xuyên với những con lạc đà bị nhiễm bệnh trong hơn 1 tháng. Hằng ngày, họ cho ăn và nuôi lạc đà, và thậm chí, uống sữa từ những con bị nhiễm bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng phân tích máu của 146 người sống trong khu vực này nhưng không tiếp xúc với lạc đà.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng vi-rút MERS- CoV có nhiều khả năng không lây truyền từ lạc đà sang người dù có nhiều mức độ tiếp xúc khác nhau với đàn lạc đà nhiễm bệnh. Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng, mặc dù hiếm gặp nhưng vi-rút MERS vẫn có thể lây từ lạc đà sang người. Việc lây truyền này có thể xảy ra khi vi-rút lây lan từ lạc đà sang người nếu con người tiếp xúc với lạc đà nhiễm bệnh trong thời gian dài. Theo cách này, hệ miễn dịch của người sẽ kém dần đi khiến cho tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Trên thực tế, một nghiên cứu đăng tải vào tháng 6/2014 đã đưa ra bằng chứng rõ ràng rằng một người đàn ông 44 tuổi đến từ Ả-rập Xê-út đã nhiễm MERS từ một trong những con lạc đà của mình. Các nhà nghiên cứu thấy rằng người đàn ông và con lạc đà đó đã bị nhiễm một chủng vi-rút MERS giống hệt nhau về mặt di truyền. Khoảng 1 tuần trước khi bị bệnh, người đàn ông này đã tra thuốc vào mũi của con lạc đà bị bệnh.

Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy tình hình nhiễm MERS trong lạc đà giống như nhiễm bệnh cúm gia cầm (H5N1) tại thị trường gia cầm ở châu Á, phần lớn lạc đà ở Ả-rập Xê-út có kháng thể chống lại vi-rút MERS. Mặc dù vi-rút phổ biến ở gia cầm, nhưng lây nhiễm cho người là rất hiếm, và có vẻ là ngẫu nhiên.

Như vậy, kết luận của các nhà khoa học cho thấy rằng không phải cứ tiếp xúc với lạc đà là sẽ nhiễm virut Mers-CoV. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà mọi người “lơ là” trong việc phòng dịch bệnh nguy hiểm này.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Các đối tượng dễ mắc dịch MERS - Cách phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này

Các đối tượng dễ mắc dịch MERS - Cách phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này

Tổng hợp khuyến mãi các dịch vụ ăn uống tại Hà Nội

Tổng hợp khuyến mãi các dịch vụ ăn uống tại Hà Nội

5 địa chỉ cung cấp dịch vụ điện hoa uy tín

5 địa chỉ cung cấp dịch vụ điện hoa uy tín

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất