Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Bạn có biết, để có được những ly nước ép thơm ngon, đẹp mắt thì một phần “công” lớn nằm ở chiếc máy ép không? Websosanh xin chia sẻ đến bạn kinh nghiệm mua máy ép trái cây tốt nhất hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Phân biệt 3 loại máy ép phổ biến hiện nay
1.1. Đánh giá máy ép trái cây cực chậm
Máy ép trái cây cực chậm là gì?
Máy ép chậm không sử dụng mô tơ có tốc độ cao cũng như các lưỡi dao sắc bén để cắt và ép hoa quả. Thay vào đó, máy sử dụng lực ép từ trục vít đặc biệt và một động cơ giảm tốc với tốc độ quay chỉ từ 45-85 vòng quay/phút. Trục vít sẽ làm nhiệm vụ nghiền nát rau củ, hoa quả và đẩy xuống lưới lọc. Sau đó, bộ phận tách bã sẽ ép nước hoa quả, rau củ và đẩy bã ra ngoài.
Ưu điểm của máy ép chậm
Máy ép chậm cho lượng nước ra gấp đôi so với máy ép thông thường. Nước ép ra có thể đạt 90% – 95% lượng nước trong hoa quả. Nước sau khi ép vẫn giữ được độ đậm đặc và bảo toàn được đến 98% dưỡng chất và vitamin, không lẫn nhiều bã. Đồng thời, màu sắc của nước thật hơn, không bị tách nước. Đặc biệt, đây lại là điều rất quan trọng khi cho các mẹ đang tìm cách chọn máy ép trái cây xay cháo ăn dặm cho bé.
Vì hoa quả, rau củ được ép nhờ trục vít chứ không phải lưỡi dao như các loại máy khác nên ít gây ra tiếng ồn khi vận hành. Ngoài ra, máy vận hành chậm nên ít sinh nhiệt, từ đó kéo dài tuổi thọ, không lo bị cháy động cơ do quá nhiệt. Việc vệ sinh máy cũng rất dễ dàng khi các bộ phận có thể tháo rời và chất liệu cao cấp, bề mặt nhẵn mịn không lo bã trái cây bám vào.
Nhược điểm của máy ép chậm
Máy ép chậm có nhiều ưu điểm nhưng ngược lại có giá thành cao gấp 3 đến 5 lần so với máy ép thông thường.
1.2. Đánh giá máy ép ly tâm có tốt không?
Máy ép ly tâm là gì?
Máy ép ly tâm là loại máy ép trái cây hoạt động dựa trên nguyên lý mâm xoay của máy sẽ vận hành với tốc độ cao, lưỡi dao sẽ mài nhỏ dần hoa quả và sẽ tách nước ra khỏi bã dưới lực ly tâm.
Ưu điểm của máy ép ly tâm
Theo kinh nghiệm mua máy ép trái cây giá rẻ phù hợp của nhiều người cho thấy, máy ép ly tâm có thể ép được nhiều loại rau củ, kể cả các loại to và cứng. Máy rất dễ sử dụng, có nhiều công suất phù hợp với nhu cầu của người dùng. Lượng nước sau khi ép ra nhiều, màu sắc gần như nguyên bản. Các bộ phận của máy có thể tháo rời nên cũng rất dễ vệ sinh, lau chùi.
Giá của máy ép ly tâm cũng rẻ hơn các loại máy ép chậm nên phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình.
Nhược điểm của máy ép ly tâm
Vì có tốc độ quay (gần 2.400 vòng/phút) nên máy sẽ sinh ra nhiệt có thể lên tới 70 độ C gây nóng máy, giảm tuổi thọ của sản phẩm. Nước ép thường bị sủi bọt, có lẫn nhiều bã, bị tách nước và giữ được ít dưỡng chất. Ngoài ra, máy vận hành khá ồn.
1.3. Đánh giá máy ép tốc độ thấp
Máy ép tốc độ thấp là gì?
Đây là loại máy ép trái cây sử dụng trục cán để nghiền nát hoa quả, rau củ thành bã. Sau đó, phần bã này sẽ được ép lại một lần nữa qua bộ phận màng lọc. Nước ép ra sẽ được nhiều, bã sẽ khô hơn.
Ưu điểm của máy ép tốc độ thấp
Sử dụng máy ép trái cây tốc độ thấp bạn sẽ có cốc nước ép ít bị sủi bọt, oxy hóa chậm. Đồng thời, bạn sẽ thu được lượng nước ép nhiều hơn, giàu dưỡng chất hơn so với máy ép ly tâm. Máy ép tốc độ thấp có thể ép được hầu hết các loại trái cây, rau củ ở kích cỡ lớn mà không cần xắt nhỏ.
Máy hoạt động êm ái, sinh nhiệt thấp nên kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm. Đồng thời, quá trình vệ sinh cũng rất dễ dàng.
Nhược điểm của máy ép tốc độ thấp
Máy ép tốc độ thấp có nhược điểm là nhiều sản phẩm không ép được các loại cây thân lá. Giá sản phẩm cũng tương đối cao.
2. Kinh nghiệm mua máy ép trái cây phù hợp
2.1. Cân nhắc nhu cầu sử dụng
Trước khi quyết định mua máy ép trái cây bạn cần cân nhắc xem nhu cầu sử dụng của mình có nhiều không, bạn sử dụng máy ép cho bao nhiêu người, bạn thích máy có thiết kế như thế nào… Từ đó mà bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
2.2. Tìm hiểu công suất của từng dòng máy
Công suất là yếu tố quan trọng quyết định nước ép được ép ra nhanh hay chậm, ít hay nhiều. Bạn nên chọn máy có công suất lớn bởi chúng có thể ép trong thời gian chỉ 5 giây với lượng nước tối đa. Tuy nhiên, bạn không nên chọn máy có công suất quá lớn vì máy sẽ nhanh nóng và nước ép sẽ nhanh bị oxy hóa.
Cách chọn mua máy ép trái cây có công suất phù hợp như sau: để ép các loại trái cây mềm như táo, dứa, dưa hấu, lê thì chỉ cần chọn máy ép có công suất từ 200w-300w. Để ép các loại trái cây mềm cùng các loại trái cây cứng như ổi, cà rốt, cóc thì chọn máy có công suất từ 400w-650w. Các loại máy ép có công suất từ 700w trở lên có thể ép được thực phẩm thân lá, ép khô xác.
2.3. Công nghệ của máy
Hiện nay có ba công nghệ ép trái cây là: ép ly tâm, ép tốc độ thấp và ép cực thấp. Các ưu và nhược điểm của từng công nghệ đã được nêu chi tiết ở phía trên. Bạn có thể dựa vào đó để lựa chọn sản phẩm cho mình.
Ví dụ, bạn có tài chính trung bình, ít khi ép trái cây thì có thể dùng máy ép trái cây ly tâm. Còn nếu bạn có tài chính tốt hơn, muốn thưởng thức những cốc nước ép giàu dinh dưỡng, đậm đặc hay dùng máy ép để xay thực phẩm thân lá thì nên chọn máy ép tốc độ thấp và máy ép cực chậm.
2.4. Cân nhắc về dung tích
Để thuận tiện cho việc ép trái cây không bị gián đoạn, bạn nên chọn máy ép có dung tích cốc chứa nước và bộ phận chứa bã phù hợp. Ví dụ, bạn dùng máy ép cho gia đình từ 2-4 người thì nên chọn máy ép có bình chứa nước dung tích từ 500ml, cối đựng bã có dung tích từ 600ml.
Còn với gia đình khoảng 4-6 người thì nên chọn máy ép có bình chứa nước dung tích từ 700ml, cối đựng bã có dung tích từ 850ml. Còn với gia đình có từ 6 người trở lên thì nên chọn máy ép có bình chứa nước dung tích từ 800ml, cối đựng bã có dung tích từ 1L.
2.5. Chọn thiết kế yêu thích và sự tiện dụng
Một trong những kinh nghiệm mua máy ép trái cây hữu ích nữa là bạn hãy chọn theo thiết kế mà bạn yêu thích. Ví dụ, bạn thích máy có hình trụ hay hình tròn nhỏ gọn, bạn thích máy có cấu tạo thủy tinh trong suốt để nhìn thực phẩm dễ hơn hay thích máy có màu sắc bắt mắt… Từ đó mà chọn được sản phẩm phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên chọn máy ép có thiết kế nút điều chỉnh công suất phù hợp với nhu cầu dùng. Các bộ phận nên tháo rời được để vệ sinh dễ dàng. Lưới lọc nên được làm từ thép không gỉ đã mài nhẵn để xơ hoa quả không bám vào.
2.6. Tìm hiểu về chất liệu máy
Chất liệu máy ép hoa quả, đặc biệt là ở các bộ phận bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến chất liệu làm nên chiếc máy ép đó. Nên chọn máy có vỏ ngoài là nhựa cao cấp để vừa thẩm mỹ vừa dễ dàng vệ sinh. Lưỡi dao, lưới lọc nên làm bằng inox không gỉ. Nếu là máy ép tốc độ thấp thì cối ép nên làm từ nhựa cao cấp, độ bền cao.
2.7. Lựa chọn theo xuất xứ, thương hiệu
Hiện nay có rất nhiều loại máy ép trái cây là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Do đó, khi lựa chọn bạn nên chú ý đến việc lựa chọn theo thương hiệu uy tín để đảm bảo có được sản phẩm tốt, chính hãng, không bị thay thế linh kiện. Một số cái tên bạn có thể tham khảo như: máy ép trái cây Philips chạy êm, hay Panasonic, Saiko… chính là những lựa chọn hàng đầu.
2.8. Lựa chọn theo giá cả
Một kinh nghiệm mua máy ép hoa quả là lựa chọn theo giá cả. Nếu bạn có khoảng từ 300.000 VNĐ – 500.000 VNĐ thì có thể mua máy ép của Saiko, Gali, Sofi Rosa. Còn nếu bạn có từ 500.000 VNĐ – 1.000.000 VNĐ thì có thể chọn máy ép của thương hiệu lớn hơn như Panasonic, Philips, Saiko. Nếu tài chính lớn hơn 1.000.000 VNĐ thì bạn có thể tham khảo thêm các máy ép trái cây Panasonic, Philips, Saiko cũng rất tốt.
Hiện nay, máy ép ly tâm thường có giá cả thấp hơn so với máy ép tốc độ thấp và cực thấp. Do đó, nếu tài chính bạn vừa đủ, không quá cao thì bạn có thể chọn máy ép ly tâm. Còn nếu tài chính tốt hơn thì bạn có thể lựa chọn máy ép tốc độ thấp và cực thấp.
2.9. Lựa chọn theo thời gian bảo hành
Một chiếc máy ép hiện nay thường có thời gian bảo hành từ 1-3 năm. Bạn nên chọn những loại máy có thời gian bảo hành dài để đảm bảo máy được hoạt động tốt hơn và bảo vệ quyền lợi cho người dùng.
Trên đây là những kinh nghiệm mua máy ép trái cây tốt nhất hiện nay. Hi vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn chọn lựa được sản phẩm ưng ý nhất.