Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Kinh nghiệm trước khi luộc gà cúng
Nếu bạn muốn luộc gà cúng cho đẹp và ngon thì hãy cho thêm vào nồi nước luộc hành tìm và muối ăn. Trước khi luộc gà, bạn hãy chuẩn bị một ít hành tím đã bóc vỏ, sau lột hết lớp vỏ ngoài cùng có củ hành. Cho hành vào nồi nước luộc cùng với 1 muỗng cà phê muối. Bạn cũng cần chú ý tỉ lệ muối, hành và nước để tránh làm ảnh hưởng đến mùi vị của gà luộc. Hãy nhớ rằng cứ mỗi một lít nước thì cho vào 20g hành. Bạn cũng có thể cho thêm nhánh hành củ, như vậy sẽ làm thơm nước luộc gà cúng.
Kinh nghiệm luộc gà cúng ngon, dáng đẹp
Sau khi đã chuẩn bị tươm tất gà, hành, bạn cần phải chọn được một chiếc nồi luộc phù hợp. Bạn có thể dựa vào cân nặng và độ lớn của con gà, tuy nhiên nồi luộc có lòng càng sâu thì càng tốt. Không nên dùng nồi quá nhỏ để luộc, bởi như thế sẽ làm ảnh hưởng đến hình dáng và chất lượng của gà cúng. Cho gà và nồi ngay khi nước còn lạnh, không nên để nước nóng rồi mới cho. Thực tế thì gà rất dễ chín đều nhưng nếu không biết cách luộc bạn sẽ làm cho thịt gà không được chín, hoặc phần dưới thì chín, phần trên thì chưa. Nhiều người cho rằng phải cho nước nóng hoặc ấm lên mới cho gà vào, như thế đỡ tốn thời gian luộc gà, tuy nhiên quan niệm này hoàn toàn sai. Thịt gà nếu gặp ngay nước nóng thường sẽ chỉ chín được phần ngoài, đợi đến khi chín cả phần bên trong thì có lẽ da gà đã nứt hết cả rồi. Vì vậy, một nguyên tắc bạn nên nhớ, hãy cho gà và nồi khi nước lạnh.
Nước trong nồi nên cho xâm xấp bề mặt gà, không nên cho đầy quá, nhưng cũng đừng cho ít quá. Nếu bạn làm gà trước và cho vào ngăn đông lạnh thì phải để rã đông kỹ rồi mới cho vào luộc. Không nên luộc gà cúng khi còn lạnh bởi thời gian luộc gà rất lâu mà thịt đôi khi lại không được chín đều. Ngoài ra, nếu bạn làm như thế hình dáng của gà cúng sẽ bị ảnh hưởng không ít.
Bạn phải canh nồi luộc cho đến khi nước sôi. Ngay khi nước sôi, lập tức vặn nhỏ lửa lại. Nếu bạn để gà sôi sùng sục, phần thịt ở đùi sẽ co tụt lên, làm xấu hình dáng gà cúng. Để lửa vừa trong khoảng 5 phút, sau đó vặn nhỏ lửa hết cỡ, để trong phút nữa. Sau đó, tắt bếp, nhưng đừng vội mở vung và bày gà cúng ra ngay, bởi lúc này thực tế gà chưa chín hẳn và thịt cũng chưa được mềm. Bạn giữ nguyên trạng thái đậy kín vung trong khoảng 20 phút nữa để đảm bảo gà chín. Thực tế cách này có thể sẽ kéo dài thời gian luộc gà của bạn hơn. Tuy nhiên cách luộc này lại vô cùng hiệu quả, chúng ta tận dụng được hơi nóng từ trong nồi và làm gà chín dần. Như thế gà sẽ không bị chín quá mà dáng gà cũng đẹp.
Kinh nghiệm xử lý gà sau khi chín
Nếu bạn muốn gà luộc mọng, màu da tươi tắn và dáng gà được giữ nguyên, ngay khi vớt ra bạn nên cho gà vào nước sôi để nguội, cho thêm một vài viên đá vào cũng được. Cách này cũng làm cho da của gà không bị khô và xỉn màu. Bạn nên để gà nguội hẳn rồi mới vớt ra, không nên đang nóng mà vớt ra đĩa.
Để làm cho màu gà đẹp hơn, sau khi để gà ráo nước, dùng củ nghệ, giã nhỏ vắt lấy nước trộn với mỡ gà đã thắng quét một lớp lên da, da gà sẽ có màu vàng bóng và căng mượt.
Theo kinh nghiệm dân gian, gà luộc xong để nguội rồi bày lên đĩa, đặt sao cho đầu gà hướng lên ngậm thêm bông hoa cà chua thể hiện sự cầu mong an lành, đón nhận hạnh phúc, tiền tài trong năm mới. Gà cúng được luộc chín, có màu vàng đẹp mắt, da bóng sẽ giúp mâm cơm Tết bày trên ban thờ hấp dẫn hơn.
Hương Giang
Tổng Hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam