Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ước mơ du học là một ước mơ đẹp và nếu bạn thực hiện được điều đó, bạn sẽ có cơ hội được tiếp cận với một thế giới mới, một nền văn minh mới, một cuộc sống mới. Chỉ cần bước ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, sẽ có rất nhiều điều đón chờ bạn, cả khó khăn, thử thách và cả những điều mới mẻ, thú vị. Nghe thì tươi đẹp nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được bởi để có thể đi dụ học, bạn cần năng lực, cần tài chính và cần một động lực rất lớn.
Hầu hết động tác đầu tiên khi một bạn muốn tìm hiểu thông tin du học hiện nay đó là vào Google, và kết quả là bạn sẽ thấy rất nhiều thông tin của các trung tâm tư vấn du học, còn nếu không thì cũng là một rừng thông tin mà bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Hãy để chúng tôi tư vấn giúp bạn các bước cơ bản nhất để apply học bổng du học.
Đầu tiên và quan trọng nhất là tinh thần và động lực
Bạn đừng nghĩ rằng việc apply một học bổng chỉ tốn một vài tháng và chỉ cần một số giấy tờ. Thực tế, việc apply được xem là một “cuộc chiến” dài và mệt mỏi, nhiều người vì không thể chuẩn bị kịp những thủ tục, giấy tờ mà đành ngậm ngùi dẹp ước mơ du học sang một bên.
Ngoài ra, hãy làm quen với việc bị từ chối. Có nhiều trường hợp phải nộp đến cả chục hồ sơ xin học bổng mới thành công, và cũng có những trường hợp không thể thành công lấy một lần. Tất nhiên, những người có được học bổng cũng rất nhiều. Nếu bạn muốn rằng cơ hội đạt học bổng của mình cao hơn, bạn nên có niềm tin nhiều hơn vào sự thành công. Be yourself, be confident, keep your head up and GO. Đấy là lời khuyên dành cho những ai khát khao được bước chân đến một vùng đất mới!
Xác định sở thích, tìm học bổng, đọc yêu cầu CHUNG
Để có thể tìm được học bổng bạn cũng cần phải biết được mình thích gì, thích nước nào, theo học ngành gì… Nếu bạn thích nước Pháp, bắt tay ngay vào việc học tiếng Pháp thay vì học tiếng Anh (bởi học Master ở Pháp bằng ngôn ngữ Pháp đương nhiên sẽ được miễn học phí), còn nếu bạn thích Đức, Thụy Sĩ, Ý… thì hãy chọn thứ tiếng đó để rèn luyện. Tuy nhiên, việc chọn thứ tiếng đặc trưng như thế sẽ khiến bạn “một mất một còn”. Sẽ không có quá nhiều học bổng cho bạn khi apply vào chỉ một quốc gia nhất định.
Trong khi đó, nếu bạn học tiếng Anh, bạn có thể apply bất kỳ đâu bởi hầu hết các quốc gia đều có chương trình học bằng tiếng Anh.
Tiếp theo, bạn cũng cần phải chọn cho mình một ngành học, bạn tiếp tục muốn học thêm về ngành đã học hay muốn chuyển đổi sang một ngành mới. Hãy tự hỏi bản thân mình và tham khảo ý kiến của người thân cũng như những người đã từng học ở nước ngoài.
Sau đó, hãy xác định xem, bạn có thể đi được nếu apply thành công học bổng toàn phần hay chỉ cần một phần. Việc này cũng rất quan trọng. Nói là học bổng nhưng đó cũng là tiền, nếu bạn không đủ tiền bạn sẽ không thể đi được, hoặc rất khó để có thể đi.
Tóm lại, bạn phải chọn ưu tiên một số tiêu chí: nước nào – ngành nào – học bổng toàn phần hay bán phần? Để có thể quản lý được và dễ theo dõi quá trình apply học bổng, bạn hãy lập một cái bảng gồm có: tên học bổng (cái này bạn nên search trên google một số các học bổng toàn phần to và có tiếng), quốc gia, thời hạn apply, yêu cầu năm kinh nghiệm, ngoại ngữ, số lượng trúng tuyển. Chỉ cần như thế là tạm đủ.
Chuẩn bị các loại bằng/chứng chỉ ngoại ngữ
Để đi du học, một việc rất quan trọng đó là bạn phải có được một vài tấm bằng/chứng chỉ ngoại ngữ liên quan. Có thể nói ngoại ngữ không phải là điều kiện đủ để bạn bước chân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng nó là điều kiện cần. Người ta thường sẽ lọc hố sơ bằng cách căn cứ vào trình độ ngoại ngữ của bạn đầu tiên. Bạn đừng nghĩ là có trình độ quá cao thì nghiễm nhiên được chọn, tuy nhiên nếu không đạt điều kiện nộp hồ sơ thì bạn cũng nên xác định là hồ sơ của bạn sẽ có nguy cơ cao là bị loại.
Các bằng/chứng chỉ ngoại ngữ có thể là: IELTS, TOEFL, GMAT, GRE, hay 1 thứ tiếng thứ 3 nào đó (Pháp, Tây Ban Nha). Bạn nên đọc kỹ yêu cầu và chuẩn bị trước 3 – 4 tháng, hoặc thậm chí là 1 năm. Ví dụ như chứng chỉ IELTS chẳng hạn, nếu bạn muốn apply vào tháng 11 thì bạn phải có được bằng vào tháng 7 hoặc tháng 8, có nghĩa là bạn phải ôn thi từ trước đó nửa năm cho đến 1 năm, tùy theo trình độ, năng lực của bạn.
Hầu hết các chương trình Master đều đòi hỏi IELTS từ 6.5 đến 7.0 nên bạn chuẩn bị sớm để nếu lỡ chưa đạt điểm yêu cầu, bạn có thể thi lại. Ngoài ra, đến gần lúc chuẩn bị hồ sơ apply mà bạn còn phải đâm đầu ôn thi thì chất lượng hồ sơ sẽ không ổn chút nào. Bạn sẽ sớm “tẩu hỏa nhập ma”.
Mặc dù vậy, bạn nên nhớ rằng, chi phí học và thi các loại ngoại ngữ đều không rẻ, thậm chí là tốn rất nhiều tiền. Cân nhắc trước khi chọn một loại ngoại ngữ nào đó, và cẩn thận khi thi cử.
Chuẩn bị các giấy tờ liên quan
Các giấy tờ bao gồm: Bằng đại học, bảng điểm, giấy chứng nhận ranking (trong lớp), giấy khen, abstract (nếu có pub), bằng cấp 3 (có thể một số nơi sẽ yêu cầu)… Ngoài ra cũng có nhiều loại gấy tờ khác, do học bổng yêu cầu.
Các loại giấy tờ này bạn cần phải đi dịch thuật công chứng và nên sao ra nhiều bản bởi bạn sẽ không chỉ apply một học bổng mà có thể sẽ apply nhiều học bổng một lúc. Bạn cũng nên yêu cầu nơi công chứng dịch thuật scan các giấy tờ này cho bạn bởi có nhiều học bổng sẽ đòi hỏi apply online.
Viết CV
Nếu nộp sang Châu Âu thì dùng form Europass. Nếu nộp đi chỗ khác thì tự design theo các form chuẩn là được. CV khoảng 2-3 trang thôi, ngắn gọn súc tích, đủ ý. Dù bạn có quá đỉnh, có đến 20 cái dự án, 10 cái pub, 20 cái bằng khen thì bạn cũng chỉ nên nêu những cái nổi bật và liên quan. Bạn nên nhờ người có kinh nghiệm giúp bạn sửa CV về câu cú, ngữ pháp, thậm chí là lỗi chính tả. Bởi cũng như viết văn bằng tiếng Việt vậy, bản thân bạn sẽ khó nhìn ra lỗi sai của mình. Một bản CV không được đầu tư sẽ khiến bạn mất điểm.
(còn nữa)
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam