1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Không phải ai bị điếc cũng có thể đeo máy trợ thính

Những trường hợp bị điếc kèm theo những triệu chứng như viêm tai, nhiễm khuẩn tai, hoặc chảy dịch tai...thì không được sử dụng máy trợ thính

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Websosanh – Việc công nghiệp hóa kéo theo nhiều hệ quả, đặc biệt là về môi trường, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là đến sức khỏe thính giác của người dân. Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt không tốt như nghe nhạc bằng tai nghe quá to trong thời gian lâu khiến cho thính giác trở nên yếu, và giảm chức năng một cách rõ rệt.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 40% người sau 65 tuổi có những dấu hiệu của việc bị giảm thính lực từ trạng thái nhẹ đến nặng. Không chỉ những người gias, mà ngay những bạn trẻ cũng có tỉ lệ mắc điếc cao, và đang có xu hướng gia tăng qua các năm.

Để khắc phục tình trạng điếc này, người bệnh phải trải qua một giai đoạn trị liệu nhằm phục hồi thính giác, nhưng không phải ai cũng có thể chữa được bệnh này, mà chỉ có thể sống chung với bệnh. Và máy trợ thính là người bạn không thể thiếu đối với những người bị điếc. Vậy máy trợ thính là gì, hoạt động ra sao và có những loại máy trợ thính nào? Websosanh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó

Máy trợ thính là gì?

Tới 40% người trên 65 tuổi bị điếc

Tới 40% người trên 65 tuổi bị điếc

Máy trợ thính là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người có khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Theo đó, với cùng một cường độ âm thanh của môi trường bên ngoài, máy trợ thính sẽ khuyếch đại âm thanh này, giúp cho màng nhĩ có thể cảm nhận được âm thanh và truyền vào các bộ phận khác trong các cơ quan thính giác.

Nói một cách hình tượng, máy trợ thính giống như một chiếc loa, giúp truyền những âm thanh nhỏ thành một âm thanh lớn hơn, giúp cho người nghe có thể nghe rõ hơn.

Bạn nên ghi nhớ một điều rằng máy trợ thính chỉ là thiết bị giúp việc nghe của bạn được dễ dàng hơn chức không có tác dụng chữa bệnh điếc của người bị điếc. Vì thế, mua máy trợ thính không phải để chữa bệnh điếc, mà chỉ để cho bạn nghe rõ hơn. Người bị điếc phải thường xuyên đeo máy trợ thính để biết được những âm thanh bên ngoài.

Máy trợ thính hoạt động như thế nào?

Cấu tạo của máy trợ thính

Cấu tạo của máy trợ thính

Có nguyên tắc hoạt động như một hệ thống loa âm thanh, âm thanh từ môi trường ngoài được micro thu vào và được chuyển đổi thành tín hiệu điện tử để xử lý.

Sau đó, các tín hiệu điện này được thay đổi độ lớn, kết quả là sự khuếch đại của máy trợ thính thay đổi theo cường độ của âm thanh. Tín hiệu đã được khuếch đại sẽ được chuyển đổi lại thành âm thanh và đưa vào tai qua loa.

Tùy theo nhu cầu của mỗi người (mức độ điếc khác nhau mà có thể tùy chỉnh mức cường độ cần khuyếch đại của máy trợ thính, cho việc cảm thụ âm thanh được tốt nhất có thể.

Máy trợ thính có những loại nào?

Các loại máy trợ thính hiện nay

Các loại máy trợ thính hiện nay

Máy trợ thính trên thị trường có rất nhiều loại, nhưng được chia chủ yếu thành 3 loại chính gồm:

Máy trợ thính nằm ở bên trong tai (CIC) được làm theo khuôn tai của riêng từng người và có các kích thước khác nhau. Loại máy nhỏ nhất nằm lọt hoàn toàn bên trong ống tai, tuy nhiên điều kiện để lắp máy phụ thuộc vào kích thước của ống tai ngoài và mức độ nặng nhẹ của thính lực đồ.

Máy trợ thính nằm ngay sau vành tai (BTE) là máy trợ thính có đủ các loại công suất và phù hợp cho người mất sức nghe ở tất cả các mức độ. Máy được đặt nằm khuất sau vành tai, truyền âm thanh qua ống nhỏ tới núm tai được làm khít với ống tai của mỗi người.

Máy trợ thính bỏ túi vẫn được duy trì, chất lượng cao để cung cấp cho một số đối tượng phù hợp.

Lưu ý rằng, những người bị giảm thính lực phải đeo máy trợ thính để hỗ trợ cho việc nghe của mình, tuy nhiên, không phải tất cả người bị điếc đều có thể đeo máy trợ thính. Những người bị điếc kèm theo viêm tai, nhiễm khuẩn, chảy dịch tai…thì không được đeo máy trợ thính. Việc đeo máy trợ thính hay không phải được sự cho phép của bác sĩ, người bệnh phải đi khám để tham khảo sự chỉ định của bác sĩ rồi mới quyết định mua máy trợ thính

Mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp cho bạn hình dung được những điều cơ bản về máy trợ thính, và giúp ích cho việc mua một chiếc máy trợ thính tốt cho mình.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức liên quan
So sánh máy trợ thính Siemen Touching và máy trợ thính Siemen Pure 101

So sánh máy trợ thính Siemen Touching và máy trợ thính Siemen Pure 101

Đánh giá máy trợ thính cao cấp Phonax Ok Plus M

Đánh giá máy trợ thính cao cấp Phonax Ok Plus M

Cần lưu ý gì khi sử dụng máy trợ thính

Cần lưu ý gì khi sử dụng máy trợ thính

Lưu ý gì khi mua máy trợ thính

Lưu ý gì khi mua máy trợ thính

Top 5 máy trợ thính giá rẻ tốt nhất để mua trong năm 2017

Top 5 máy trợ thính giá rẻ tốt nhất để mua trong năm 2017

So sánh máy trợ thính  RIONET HB-23P và máy trợ thính RIONET HM-04

So sánh máy trợ thính RIONET HB-23P và máy trợ thính RIONET HM-04

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất