1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Không lấy ráy tai sẽ khiến tai bị viêm

Ráy tai tưởng chừng là chất bẩn trong cơ thể con người, nhưng thực chất nó lại là "vệ sĩ" bảo vệ cho đôi tai của chúng ta

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Websosanh – Lấy ráy tai là việc mà không ai không thực hiện ít nhất một vài lần trong tháng. Giống như việc tắm rửa, nếu lâu lâu không lấy ráy tai, nhiều người sẽ rất “ngứa ngáy” và khó chịu. Vì vậy, ngay cả khi không có trong tay những “đồ nghề chuyên nghiệp”, nhiều người vẫn dùng cả móng tay, que diêm, cặp tóc, tăm xỉa răng… để loại trừ cho hết ráy tai. Không hiếm người còn xem chuyện lấy ráy tai như một thú tiêu khiển, cứ vài ngày lại đến hiệu cắt tóc lấy ráy tai để “thư giãn”…

Mọi người cứ có một định kiến rằng ráy tai là bẩn và việc loại bỏ hết ráy tai trong tai là cần thiết, nhưng quan niệm này lại hoàn toàn sai lâm. Ráy tai có tác dụng chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, côn trùng, giúp tai không bị “sốc” vì các âm thanh quá lớn và thậm chí được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Ráy tai nằm ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn tựa như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành. Nó chẳng phải thứ vô dụng như nhiều người nghĩ. Những hạt bụi bẩn trong không khí và côn trùng nhỏ nếu chẳng may bay vào lỗ tai thì chất nhờn ngăn chặn lại, không cho chúng đi sâu vào bên trong, tránh gây tổn hại đối với cơ quan thính giác. Một số côn trùng nhỏ đôi khi bị “lạc đường” chui vào lỗ tai, nhấm phải vị đắng của ráy tai sẽ lập tức bò ra ngoài.

Việc lấy ráy tai phải hết sức cẩn thận

Việc lấy ráy tai phải hết sức cẩn thận

Bản thân ráy tai không phải là một môi trường mà vi khuẩn có thể sinh sống. Hơn thế nữa, nó còn là chất sát trùng. Vi khuẩn chẳng may lọt vào trong lỗ tai, đụng phải thứ “thuốc sát trùng” này sẽ bị chết, vì vậy tai mới đỡ bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra, như mọi người đều biết, con người có thể nghe được âm thanh là nhờ dao động của trống tai (màng nhĩ), nằm ở độ sâu khoảng 25 mm, âm thanh trước khi tới màng nhĩ phải đi qua ống tai ngoài. Tại đây, ráy tai có “nhiệm vụ” làm giảm bớt cường độ của các sóng âm, tránh cho màng nhĩ bị kích thích quá mạnh. Nhờ vậy, khi có những âm thanh quá mạnh như tiếng sấm, tiếng động cơ máy bay, màng nhĩ mới khỏi bị tổn hại.

Không lấy ráy tai có thể khiến tai bị viêm

Đối với những đôi tai khỏe chúng sẽ tự động làm sạch ráy tai. Các tế bào lông trong rãnh tai sẽ từ từ loại bỏ ráy tai đi. Khi bạn làm sạch đôi tai của mình cũng đồng nghĩa với việc bạn đã mang ráy tai ra xa khỏi nơi mà chúng được hình thành. Không nên đút ngón tay, bông gòn vào trong tai vì việc này có thể làm đau tai bạn và đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn nữa.

Việc ráy tai tồn quá nhiều trong tai trong một thời gian dài mà không được lấy ra, thì chúng sẽ tích tụ lại, và nếu như trong quá trình tắm hoặc gội đầu, bạn chẳng may làm nước nhỏ vào tai, thì lượng ráy này sẽ “nở ra” và qua đó chặn bít lỗ tai, khiến cho bạn có những triệu chứng như ù tai, nghe không rõ. Tình hình này để lâu có thể dẫn đến viêm tai. Vì thế, cần thường xuyên định kì lấy ráy tai, không để chúng tích tụ và gây hại cho tai

Đồ lấy ráy tai được trang bị thêm đèn LED cho việc nhìn trong tai được dễ dàng hơn

Đồ lấy ráy tai được trang bị thêm đèn LED cho việc nhìn trong tai được dễ dàng hơn

Ráy tai nằm sâu trong tai sẽ khiến tai bị đau

Ráy tai nằm sâu trong tai sẽ khiến tai bạn bị đau, bị bít và gây ra những tiếng ồ ồ ở trong tai hoặc có thể làm tai bị điếc. Nếu như ráy tai của bạn nằm sâu trong tai bạn hãy đến gặp bác sĩ hay chuyên gia thính học để kiểm tra. Trong trường hợp ráy tai nằm quá sâu họ có thể sử dụng kính hiển vi để lấy ráy tai ra.

Thỉnh thoảng ráy tai cũng gây ảnh hưởng cho tai bạn

Dù cho bạn không bỏ bất cử thứ gì vào trong tai thì tai của bạn vẫn có ráy tai ở trong đó. Sở dĩ như vậy là do tai của ban không còn hoạt động tốt khi bạn đã có tuổi .Chẳng hạn khi bạn 70 tuổi và sử dụng máy trợ thính thì bạn cần phải lấy ráy tai một hoặc hai năm một lần.

Cách lấy ráy tai an toàn

Một số y bác sĩ sử dụng áp lực nước để lấy ráy tai nằm sâu bên trong. Đối với những bác sĩ chuyên khoa thì việc sử dụng áp lực nước để lấy ráy tai rất đơn giản. Cách tốt hơn nữa là sử dụng móc tai kim loại soi dưới đèn pha để lấy ráy tai ra một cách nhẹ nhàng. Nhiều người vẫn sử dụng bông ngoáy tai để lấy ráy tay, mặc dù không lấy được nhiều ráy tai, nhưng phương pháp này khá an toàn và cũng hiệu quả, vì một số loại lấy ráy tai bằng kim loại đôi khi sẽ gây tổn thương cho tai, nếu như bạn không biết cách sử dụng đúng cách.

Với những vai trò quan trọng trên đây, bạn nên có cách nhìn khác về ráy tai, cũng như có những cách để lấy ráy tai được an toàn và hiệu quả nhất, tránh gây ra những tổn thương cho đôi tai của bạn.

O.N

Tổng hợp

Tin tức liên quan
Tổng hợp các cách đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả

Tổng hợp các cách đuổi muỗi và côn trùng hiệu quả

Bảng giá máy trợ thính Siemens chính hãng từ Đức cập nhật năm 2019

Bảng giá máy trợ thính Siemens chính hãng từ Đức cập nhật năm 2019

Tư vấn bạn cách sử dụng đèn ngủ xông tinh dầu hiệu quả và an toàn nhất

Tư vấn bạn cách sử dụng đèn ngủ xông tinh dầu hiệu quả và an toàn nhất

Mua lưới chống muỗi sợi thủy tinh hay lưới inox

Mua lưới chống muỗi sợi thủy tinh hay lưới inox

Cách dùng tinh dầu sả chanh đuổi muỗi phòng chống sốt xuất huyết

Cách dùng tinh dầu sả chanh đuổi muỗi phòng chống sốt xuất huyết

Loại bỏ muỗi với 4 loại cây cảnh dễ trồng

Loại bỏ muỗi với 4 loại cây cảnh dễ trồng

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất