Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi nào nên chườm nóng – chườm lạnh | ||
Tiêu chí | Chườm nóng | Chườm lạnh |
Khái niệm | Dùng vật nóng chườm lên bề mặt cơ thể hoặc ngâm trong nước | Dùng nước đá, hoặc vật lạnh để chườm trên bề mặt cơ thể |
Tác dụng | – Tăng tuần hoàn máu – Dãn mạch máu – Làm ấm cơ thể – Giảm đau | – Giảm sưng nề – Làm co mạch máu -Giảm đau – Giảm co thắc cơ – Hạn chế viêm |
Khi nào nên sử dụng | – Đau bụng, đau khớp, đau cơ – Chữa đau đầu, phòng chống chứng ù tai do thiếu máu, giảm nhẹ chứng co rút cơ bắp, nhức mỏi, cứng cổ, phòng bệnh cột sống. – Giữ ấm cơ thể cho mọi đối tượng người sử dụng | – Bong gân do luyện tập thể thao quá sức, chấn thương – Căng cơ, đau cơ – Sưng nề, đau, tụ máu trên vết thơng -Vết thương có chảy máu, giúp cầm máu |
Các bước thực hiện | – Lau khô và cho túi chườm vào bao hoặc dùng khăn bọc túi chườm lại, không đặt túi chườm trực tiếp lên da bệnh nhân. – Người bệnh nằm tư thế phù hợp – Ðặt từ từ túi chườm lên vùng định chườm. –Ðể miệng túi quay lên trên. – Hỏi người bệnh nếu nóng quá hoặc không nóng – Cố định túi chườm vào vùng chườm. – Thay nước khi cần: thường khoảng 20-40 phút thay nước một lần. – Lấy túi chườm ra, quan sát vùng chườm, nếu bệnh nhân kêu nóng rát, da vùng chườm đỏ rực. | – Xoa một chút dầu baby oil lên vùng sẽ đặt túi chườm (có thể dùng bất cứ loại dầu gì, kể cả dầu ăn sạch). – Lót một miếng vải nỉ đã tẩm nước lạnh lên trên lớp dầu. – Đặt túi đá lạnh lên trên cùng. – Kiểm tra màu da sau 5 phút. Nếu da màu hồng nhạt hoặc đỏ thì nhấc túi ra. Nếu da không chuyển màu hồng thì tiếp tục chườm thêm 5-10 phút. – Chỉ cần chườm 20-30 phút. Kéo dài thời gian chẳng những không làm tăng hiệu quả mà còn có thể gây tổn thương da. – Ấn nhẹ nhàng lên túi đá có thể giúp làm tăng hiệu quả điều trị. – Nếu vết thương bị rách thì không nên xoa dầu |
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
O.N