1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Khấn vái Tổ tiên đúng cách

(Websosanh) - Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy, và vái.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương, khấn, lạy, và vái.

1. Cắt nghĩa khấn vái là gì?

Khấn vái đúng cách thể hiện lòng thành của con cháu (Ảnh Internet)

Khấn vái đúng cách thể hiện lòng thành của con cháu (Ảnh Internet)

Khấn: Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chôn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Ngưòi ta thưòng nói khấn vái là vậy.

Vái: Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ỏ trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.

Lạy: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều mang ý nghĩa khác nhau.2. Khấn vái như thế nào cho đúng?

Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và giơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuông gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang vối đầu gốỉ chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.

Phần lớnngười ta chỉ có thói quen chỉ đứng vái mà thôi (Ảnh Internet)

Phần lớnngười ta chỉ có thói quen chỉ đứng vái mà thôi (Ảnh Internet)

Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển chuyển tha thướt, tượng trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất tiện là khi mặc âu phục thì rất khó lạy. Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền thống rất có ý nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành khẩn vừa trang nghiêm trong lúc cúng tổ tiên. Muốn áp dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập dượt lâu mới nhuần nhuyễn được.

Hiện nay chỉ có mấy vị cao niên còn áp dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc Tổ. Còn phần đông, ngưòi ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.

3. Khấn vái tổ tiên

Khấn vái Tổ tiên (Ảnh Internet)

Khấn vái Tổ tiên (Ảnh Internet)

Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì. Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống có thể khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn. Lễ khấn gồm các thủ tục như sau:

Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưỏng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đóng áo dài) đi ra mở cửa chính, ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không được đóng cửa kín mít. Sau đó phải khấn xin Thành hoàng, Thổ địa để họ không làm khó dễ linh hồn tổ tiên về hưởng lễ giỗ.

Khấn theo lối xưa:

Duy quốc Tỉnh/Thị xã…. trang /gia tại… (số nhà). Việt lịch thứ 488…, thử nhật… (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ /mẫu /Tằng tổ… là Hiển khảo/Tỷ., (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngoại thì thêm chữ tổ – hiển tổ khảo/tỷ),

Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu /cô di…

(Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tô khảo, cao tằng tô tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tô tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.

T.T(Tổng hợp)

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất