Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn với nhiều cảnh đẹp, vì vậy mà cứ mỗi mùa du lịch lại có rất nhiều du khách đến đây tham quan. Bỏ qua hết những vấn đề chính trị và quân sự thì vẻ đẹp của đất nước Trung Quốc là không thể phủ nhận. Ở đó có những cảnh đẹp rất cổ kính và cũng có những cảnh đẹp mang hơi hướng hiện đại của các nước châu Âu.
Bởi vì rộng lớn và có lịch sử lâu đời nên ở Trung Quốc cũng có những “quy tắc” mà hầu hết những người phương Tây cảm thấy lạ lẫm.
Không bao giờ chấp nhận lời khen một cách trực tiếp
Người Trung Quốc có một đặc điểm là không bao giờ chấp nhận lời khen một cách trực tiếp. Vì vậy, nếu bạn khen họ rằng “bữa tiệc thật tuyệt” thì cũng đừng ngạc nhiên khi họ đáp lại rằng “không, không, các món ăn đâu phải ngon quá đâu”. Bạn cũng sẽ nhận thấy điều tương tự khi khen con cái của họ xinh đẹp hay thông minh, họ sẽ đáp lại bạn “không đâu, chúng cũng bình thường thôi mà”. Tất nhiên, những lời như thế chỉ đơn giản bởi vì họ…khiêm tốn và lịch sự.
Vì vậy, khi đến thăm Trung Hoa, thay vì nhận lời khen trực tiếp, bạn cũng nên tỏ ra “khiêm tốn và lịch sư” như chủ nhà, như vậy, cả khách và chủ đều rất vui vẻ.
Không bao giờ làm ai đó mất mặt
Điều tồi tệ nhất đối với người Trung Quốc đó là khi bạn công khai làm nhục hoặc gây rắc rối cho họ. Làm như vậy sẽ khiến những người Trung Quốc cảm thấy bị mất mặt và không vui. Vì vậy đứng bao giờ chỉ ra sai lầm của họ hoặc la mắng họ ở những nơi công cộng, những nơi đông người.
Thay vì dùng những lời lẽ “nặng nề”, bạn có thể sẽ làm họ cảm thấy vui vẻ bằng những lời khen ngợi. Hãy làm điều này bất cứ lúc nào có thể, nó sẽ làm bạn đẹp hơn trong mắt chủ nhà.
Không bao giờ nổi giận ở nơi công cộng
Sự nổi giận hoặc gây ồn ào tại nơi công cộng là một trong những điều mà người Trung Quốc cảm thấy không thoải mái nhất – đặc biệt là nếu người dân nổi giận với khách du lịch hoặc ngược lại. Đây là một trong những điều khiến cho người Trung Quốc cảm thấy mất mặt, và vì vậy bạn nên tránh làm điều này bất cứ bạn ở đâu.
Không nổi giận ở nơi công cộng
Người Trung Quốc không muốn thể hiện “mặt đen tối” ra ngoài, bởi vậy, hãy thật lịch sự và kiềm chế, bạn có thể giải quyết riêng với người bạn muốn nói chuyện theo văn hóa”đóng cửa bảo nhau”của Trung Quốc.
Không bao giờ xưng hô bằng tên của người Trung Quốc ngay lần đầu gặp mặt
Người Trung Quốc có họ và có tên, giống như bất cứ người nào khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, tên cuối cùng luôn luôn đến trước. Các gia đình (và các tập thể nói chung) luôn được ưu tiên hơn cá nhân. Joe Smith ở Minnesota được gọi là Smith Joe ở Thượng Hải. Nếu một người đàn ông tự giới thiệu với bạn là Li Ming, bạn có thể gọi là Mr. Li – một cách gọi an toàn và lịch sự, tuyệt đối không gọi là Mr. Minh.
Không giống như người phương Tây, Trung Quốc không cảm thấy thoải mái khi gọi nhau bằng tên. Chỉ có các thành viên trong gia đình và một vài người bạn thân mới có thể được goi nhau bằng tên mà vẫn cảm thấy thân mật và lịch sự. Ví dụ, nếu bạn là người thân quen của Li Ming bạn có thể gọi là “Ming”. Tuy nhiên, họ cũng thêm các tiền tố Lâo Lî hoặc Xiao trước tên gia đình để thấy sự quen thuộc và gần gũi.
Không bao giờ ăn ngay sau khi dùng đũa gắp
Nếu bạn thường xuyên dùng bữa với người Trung Quốc bạn sẽ nhận ra 2 diều. Điều thứ nhất, dù ở nhà hay nhà hàng thì việc ăn uống bằng thìa là không phổ biến. Trong văn hóa Trung Quốc, cũng như của nhiều nước phương Dông, mọi người thường dùng đũa để ăn cơm hoặc gắp thức ăn.
Gắp thức ăn vào bát rồi mới đưa lên miệng
Điều thứ hai, nếu bạn muốn gắp thức ăn, đừng bao giờ gắp và cho lên miệng luôn. Hãy gắp thức ăn, cho vào đĩa hoặc bát của mình, sau đó mới cho vào miệng và thưởng thức. Đây là phép lịch sự tối thiểu của những người Trung Quốc.
Không bao giờ uống rượu mà không “lót dạ”
Người Trung Quốc uống rượu rất nhiều. Mỗi bữa tiệc của người Trung Quốc thường có từ 8 đến 10 món và rất nhiều rượu. Rượu của người Trung Quốc là rượu gạo hoặc là một số loại rượu mạnh. Bởi vậy, để có thể “đủ sức” uống rượu cùng chủ nhà, bạn nên ăn một chút thức ăn trước khi uống. Đó là cách để làm chậm lại cuộc uống rượu cũng như giữ sức cho cuộc vui lâu dài.
“Đấu tranh” để trả tiền bữa ăn
Hầu hết người phương Tây đều cảm thấy “choáng váng” khi chứng kiến cảnh hỗn loạn và ồn ào cuối bữa ăn tại nhà hàng Trung Quốc. Văn hóa của người Trung Quốc không giống những người phương Tây, bởi vậy, mọi người đều “chiến đấu” để có thể trả hóa đơn. Với người Trung Quốc đó là cách thể hiện sự lịch sự và nhiệt tình. Và tình trạng “hỗn loạn” sẽ không kết thúc cho đến khi một người nào đó “chiến thắng” bằng một lý do hợp lý nào đó và “chiếm” được quyền trả hóa đơn.
Không đến chơi nhà với “hai bàn tay không”
Tặng quà khi đến chơi nhà
Việc tặng quà cho nhau là việc mà nhiều người Trung Quốc thường xuyên làm dù không phải nhân dịp lễ Tết gì. Thường thì họ sẽ tặng quà khi đến chơi nhà, hoặc nhờ vả một chuyện gì đó. Trong văn hóa của người phương Tây lại không như vậy, bởi thế mà nhiều người phương Tây cảm thấy “khó chịu” trước văn hóa này.
Không bao giờ nhận mà không từ chối một vài lần
Nếu bạn được tặng đồ ăn, thức uống, quần áo hay vé xem ca nhạc từ một người Trung Quốc, việc đầu tiên mà bạn nên làm đó là…từ chối nó. Người Trung Quốc sẽ đánh giá bạn như một người lịch sự nếu bạn nhận lời một món quà gì đó sau khi từ chối một vài lần.
Hương Giang
Theo dummies
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam