Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng việc đi du học chỉ dành cho con nhà thật giàu hoặc học thật giỏi. Đó không phải là một quan niệm quá sai lầm nhưng nó gây ra một sự hiểu nhầm. Liệu du học có thật sự tốt, và việc du học ngay từ khi cấp 3 có phải là một sự lựa chọn đúng đắn không khi mà cuộc sống phương Tây có rất nhiều sự khác biệt so với cuộc sống còn nhiều thiếu thốn và phiến diện ở Việt Nam?
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc cho con du học càng sớm càng tốt, và thêm một lý do, con của họ mà được du học càng sớm, họ càng có cơ hội tự hào với tất cả mọi người. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại có một quan điểm ngược lại, họ không nghĩ rằng việc cho con du học ngay từ khi mới bước qua tuổi thiếu niên là một điều nên làm. Vậy, đâu mới thực sự là ý kiến đúng?
Lợi ích gì từ việc du học khi còn cấp 3?
Hệ thống trường học của Việt Nam không phải là quá tốt, và những người học từ nước ngoài về sẽ có nhiều cơ hội và được trọng dụng hơn trong tương lai. Vì vậy, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế luôn ủng hộ việc cho con đi du học từ cấp 3. Các con đi học sớm sẽ có cơ hội được phát triển đầy đủ kỹ năng và năng khiếu cũng như lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả và nguyện vọng của mình.
So với các nước phương Tây, hoặc thậm chí là Nhật Bản, Hàn Quốc, cơ sở hạ tầng, tỷ lệ giáo viên giỏi của Việt Nam không thể bằng. Là một nghề được xem là cao quý nhưng đầu vào của ngành giáo viên lại là một trong những ngành thấp nhất, và việc trở thành một cô/ thầy giáo hay không lại còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ và tài chính. Đó là một thực tế, không phải là một chuyện có thể bịa đặt. Vì vậy, những bậc phụ huynh kia vẫn rất có lý khi muốn con mình được tiếp cận một nền giáo dục tiên tiến ngay từ sớm.
Khác với nền giáo dục nặng lý thuyết của Việt Nam, những nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand sẽ trang bị cho các em học sinh cấp 3 đầy đủ các kiến thức học thuật cũng như kiến thức về xã hội, về tâm sinh lý, ý thức hành vi, về các kỹ năng sống độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm… Các em được học đầy đủ và có đủ trang thiết bị để thực hành các môn khoa học kỹ thuật, các môn khoa học xã hội, văn, thể, mỹ…
Cũng chính vì vậy mà các em có ý thức về nghề nghiệp tương lai phù hợp với mong muốn và năng khiếu của mình qua việc được học đầy đủ các môn khoa học cũng như năng khiếu và với sự tư vấn của các thầy cô bộ môn, các em sẽ biết được thế mạnh của mình để định hướng nghề nghiệp trong tương lai dẫn đến việc lựa chọn ngành học phù hợp ở bậc cao hơn.
Ngoài ra, các trường phổ thông ở nước ngoài đều được trang bị các phòng học khoa học với đầy đủ dụng cụ thí nghiệm, các phòng nhạc có đầy đủ các loại nhạc cụ như đàn pinao, violon, kèn, trống, sáo… phòng luyện thanh…, xưởng vẽ và mỹ thuật lớn…, sân tập thể thao như tennis, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, sân tập bóng đá, bóng bầu dục, bóng chày, đường chạy lớn chuyên nghiệp…
Ở bậc phổ thông các em còn được học những môn như kinh doanh, kế toán, quản trị… là những môn học các em không được học trong trường phổ thông Việt Nam. Lý do các nước đưa những môn học này vào bậc học phổ thông là để các em có kiến thức cơ bản về kinh doanh, kế toán tài chính và quản trị sớm để có thể tự quản lý tài chính cá nhân, quản lý thời gian của mình, rất thiết thực cho cuộc sống của bản thân và gia đình sau này. Hay nếu các em sau khi tốt nghiệp phổ thông mà chưa muốn đi học bậc cao hơn thì có thể mở những cửa hàng hay kinh doanh nhỏ cũng rất cần đến kiến thức về kinh doanh, kế toán hay quản trị.
Cuối cùng, di du học từ cấp 3, các em có nhiều cơ hội rèn luyện ngoại ngữ để có thể học tập suất sắc ở bậc đại học.
Đi du học từ cấp 3 cần những gì?
Tuy nhiên đi du học từ bậc cấp 3, đang tuổi ăn tuổi học, tuổi hoàn thiện về thể chất, tích cách, tinh thần, các em lại phải xa gia đình, xa cha mẹ từ khá sớm (15 tuổi). Cũng chinh vì vậy mà các em rất cần có ý chí sắt đá và tính cách tự lập.
Vì vậy, những em có tính cách yếu ớt, phụ thuộc vảo bố mẹ thì trước khi đi du học cần phải rẻn luyện tinh thần. Còn nếu không, sang nơi đất khách quê người, các em sẽ rất khó để hòa đồng.
Bố mẹ muốn con cái được du học sớm ở lứa tuổi này cần chuẩn bị cho con ý thức và tâm lý từ sớm để tránh cho các con bị va vấp hay một số em còn bị trầm cảm do không quen với môi trường sống mới và khác biệt với Việt Nam.
Thêm vào đó, tuổi đang còn nhỏ, nên việc nhớ nhà và cảm thấy bị “cô lập” và cô đơn. Một tinh thần sắt đá và khả năng ngoại ngữ kha khá, cùng một tính cách dễ hòa đống sẽ là cái mà các em cần.
Học phí và chi phí sinh hoạt tại các nước (tham khảo)
Tại Anh:
– Học phí từ 200 triệu VND (trường công) – 600 triệu VND (trường tư)/năm
– Phí sinh hoạt từ 160 triệu VND – 250 triệu VND (tuỳ thành phố)/năm
Tại Mỹ:
– Học phí từ 180 triệu VND (trường công) – 600 triệu VND (trường tư)/năm
– Phí sinh hoạt từ 180 triệu VND – 250 triệu VND (tuỳ khu vực)/năm
Tại Canada:
– Học phí từ 220 triệu VND (trường công) – 600 triệu VND (trường tư)/năm
– Phí sinh hoạt từ 160 triệu VND – 200 triệu VND (tuỳ khu vực)/năm
Tại Úc:
– Học phí từ 270 triệu VND (trường công) – 700 triệu VND (trường tư)/năm
– Phí sinh hoạt do sứ quán quy định để cấp visa du học khoảng hơn 400 triệu/năm tuy nhiên thì thực tế chi tiêu có thể thấp hơn.
Tại New Zealand:
– Học phí từ 200 triệu VND (trường công) – 350 triệu VND (trường tư)/năm
– Phí sinh hoạt: 160 triệu VND – 200 triệu VND (tuỳ khu vực)/năm
Hương Giang
Sưu tầm
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam