1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Drevo BladeMaster: Bàn phím cơ không dây đang gây sốt cộng đồng game thủ

Trong số những thương hiệu bàn phím cơ trên thị trường thì cái tên Drevo còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên, với Drevo BladeMaster thì chúng ta sẽ phải khắc ghi cái tên này trong tâm khảm.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Dành cho những ai chưa biết, Drevo là một hãng đến từ Trung Quốc, chuyên gia công bàn phím cơ có chất lượng ổn và được cộng đồng đánh giá cao, trước đây họ đã có dòng Calibur và Tyrfing. Mặc dù vậy, những sản phẩm của hãng này dường như vẫn chưa thu hút được nhiều người dùng như các đối thủ khác. 

Tuy nhiên mới đây, Drevo đã thực sự bứt phá và gây bất ngờ với toàn với cộng đồng phím cơ trên thế giới, khi ra mắt đứa con cưng của mình mang tên “BladeMaster”, chỉ mất 1 ngày để gọi đủ vốn tại Kickstarter và được coi là một chiếc bàn phím “cực phẩm” cho cả gaming lẫn công việc. 

Vậy BladeMaster liệu có thực sự tốt và đáng để người dùng mong mỏi hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài đánh giá sau đây.

Thiết kế

Hiện BladeMaster đang có 2 phiên bản với 2 mức giá khác nhau. Phiên bản có dây (TE) đang có giá bán 75 USD và phiên bản không dây (PRO) có giá 115 USD. Khi ship về Việt Nam sẽ lần lượt vào khoảng 2,2 và 3,2 triệu đồng. Cả 2 phiên bản đều có cân nặng trên dưới 1 kg.

drevo blademasterTrong bài này, chúng ta sẽ cùng “sờ nắn” BladeMaster phiên bản TE trước. Nhìn chung, phiên bản có dây không khác biệt nhiều so với bản PRO, trừ việc sử dụng kết nối dây USB thay vì Wireless và sử dụng switch Gateron thay vì Cherry MX.

Ấn tượng đầu tiên về BladeMaster là sự thanh mảnh của bàn phím. Cấu trúc TKL nhỏ gọn cộng thêm thiết kế “sexy” hở switch (không có viền bao quanh bàn phím) nên trông khá thích mắt, giúp ánh sáng đèn LED RGB tỏa ra hiệu quả hơn.

drevo blademasterChúng ta có thể tìm thấy thiết kế tương tự ở Logitech G512 hay Apex M750, nhưng chúng đều có chung một điểm trừ: Switch sẽ dễ bám bụi, không bảo vệ được tối đa phần phía trong của bàn phím tốt như các hãng “nồi đồng cối đá” Filco, iKBC, Leopold.

Tuy nhiên, phép đánh đổi trên hoàn toàn xứng đáng, bởi muốn lột tả sự quyến rũ bên trong, bắt buộc phải hi sinh lớp áo bên ngoài trước đã.

drevo blademasterPhần plate của BladeMaster được làm hoàn toàn từ hợp kim nhôm (sờ vào là thấy lạnh tay), bề mặt sần tránh trầy xước tốt và có thẩm mỹ cao. Chữ “D R E V O” khắc bên dưới khá tinh tế. Còn phần vỏ đáy được làm từ nhựa, 2 bên gắn 2 chân đế để tăng/giảm độ cao, khá chắc chắn và cứng cáp.

drevo blademasterRất đáng tiếc, cáp kết nối dài 1,8m của phiên bản có dây lại không được bọc dù và không thể tháo rời. Hơi bất tiện và kém xa so với một vài đối thủ khác.

Đặc biệt, BladeMaster được trang bị tính năng điều chỉnh độ trễ (response rate) ở cả 2 phiên bản TE và PRO ở 4 mức: 1ms, 2ms, 4ms và 8ms.

Trên phiên bản PRO, tính năng chỉnh response rate còn có thể tỏ ra hữu ích, giúp tiết kiệm pin khi không cần thiết. Nhưng với phiên bản TE (có dây), đáng nhẽ Drevo nên điều chỉnh cố định tốc độ ở mức tối đa 1ms thì tốt hơn.

drevo blademasterVề hệ thống chiếu sáng của BladeMaster, bao gồm một dải LED gầm và LED trên switch, theo Drevo, nó có tên “Radi Lighting System” với khả năng lan tỏa ánh sáng 360 độ xung quanh bàn phím, rất đẹp mắt và có nhiều chế độ tùy chỉnh, chúng ta sẽ nói về hệ thống này ở đoạn sau của bài viết

Switch và cảm giác gõ

Switch của phiên bản TE là Gateron chứ không phải Cherry MX, với các model Red, Blue, Brown, Black.

drevo blademasterCụ thể, với Blade Master TE bản Gateron Brown mà mình đang đánh giá, các phím bấm đều có lực nhấn đồng đều và có chất lượng gia công rất tốt, độ nảy vừa phải, nhưng nếu so với Cherry MX Brown thì có phần hơi thiếu lực, nhẹ và thiếu đầm tay hơn.

Mặc dù vậy, nhìn chung cảm giác bấm đem lại vẫn vô cùng ổn và hoàn toàn có thể “lướt phím” một cách thoải mái. Nếu chấm điểm, switch Gateron trên Drevo BladeMaster đạt 8,5/10 so với Cherry MX.

Keycap

Thật đáng tiếc, Drevo BladeMaster ở cả 2 phiên bản chỉ được Drevo trang bị cho keycap nhựa ABS khắc laser, bề mặt nhẵn thín, không phải nhựa PBT double shot hay những mẫu keycap “xịn” hơn, làm cho cảm giác bấm có đôi lúc bị trơn tay.

drevo blademasterCần phải lưu ý, keycap ABS trên Drevo BladeMaster sẽ bị bám vân tay rất nặng, dùng lâu sẽ dễ bay chữ và trở nên bóng nhẫy như cơm gà xối mỡ

Font chữ trên kepcap cũng khá mờ, đôi khi còn khó nhìn (do keycap bị bóng) nhưng vẫn đủ dùng, các ký tự chức năng được khắc tỉ mỉ và chi tiết, dễ làm quen. Sẽ tốt hơn nếu Drevo đưa những biểu tượng này sang hông của keycap, ví dụ như thiết kế trên iKBC F87 chẳng hạn. Mặc dù vậy, người dùng hoàn toàn có thể thay toàn bộ set keycap có sẵn bằng các mẫu mua ngoài nhằm thỏa mãn thú chơi và gia tăng cảm giác bấm.

drevo blademasterBản thân người viết rất thích phong cách thiết kế keycap của iKBC, khi đặt các ký hiệu ở bên hông của như thế này. Nếu Drevo có thiết kế tương tự thì sẽ cho cảm giác sử dụng tốt hơ

Núm xoay “kỳ dị”

Một điểm khiến Drevo BladeMaster khác hẳn với những mẫu bàn phím khác chính là cái “núm xoay kỳ dị” có vị trí ở phía tay trái người dùng, gần nút Esc.

drevo blademasterNúm xoay này có khá nhiều tính năng hay ho, thay cho hàng phím Macro ở một số mẫu bàn phím khác, phù hợp cho cả gaming, làm việc và lập trình. Về cơ bản nó sẽ có cách dùng như một nút cuộn của chuột đặt bên tay trái, có thể xoay và ấn.

Nếu kết hợp cùng cùng phần mềm Power Console của riêng Drevo, bạn có thể đặt cho chiếc núm bất kỳ thao tác nào mình muốn. Ngoài ra phần mềm này cũng có thể điều chỉnh nhiều tính năng khác.

Hệ thống LED quá nổi bật

Nếu bạn là một người yêu thích những thiết bị long lanh lấp lánh, chắc chắn Drevo BladeMaster sẽ làm bạn phải mê đắm.

drevo blademaster9 chế độ chiếu sáng của Drevo BladeMaster là vô cùng uyển chuyển, thích mắt, rất mềm mại chứ không bị cứng và cho cảm giác rẻ tiền như một số mẫu bàn phím led khác, có thể tinh chỉnh bằng phần mềm riêng. Ở tầm giá 2,2 triệu đồng, đây chắc chắn là một điểm cộng vô cùng “hời” cho người dùng yêu RGB.

Đáng chú hơn, phương pháp hiển thị chế độ điều chỉnh tính năng trên Drevo BladeMaster là rất thông minh, khi ấn nút Fn, bàn phím sẽ hiển thị nổi bật các tính năng đang được kích hoạt bằng màu đỏ nhấp nháy, những tính năng còn lại sẽ hiện màu trắng, khá trực quan và dễ sử dụng.       

Kết luận

Drevo BladeMaster phiên bản TE, với mức giá khi về Việt Nam khoảng 2,2 triệu đồng, thực sự là một mẫu bàn phím tốt và đáng mua. Tuy còn một vài hạn chế nhỏ về mặt thiết kế, tính năng, nhưng chắc chắn đây sẽ là một thiết bị mà ngay cả những tín đồ phím cơ khó tính cũng phải gật gù hài lòng.

Tin tức liên quan
Đánh giá bàn phím cơ DareU DK880 RGB

Đánh giá bàn phím cơ DareU DK880 RGB

Đánh giá bàn phím cơ Motospeed K98

Đánh giá bàn phím cơ Motospeed K98

Top 5 bàn phím giả cơ chơi game tốt nhất 2018

Top 5 bàn phím giả cơ chơi game tốt nhất 2018

Bàn phím giả cơ là gì? Nên mua bàn phím giả cơ nào?

Bàn phím giả cơ là gì? Nên mua bàn phím giả cơ nào?

Bàn phím cơ là gì? Cần chú ý những gì khi mua bàn phím cơ?

Bàn phím cơ là gì? Cần chú ý những gì khi mua bàn phím cơ?

Geezer GS3: Bàn phím cơ giá rẻ nhưng build tốt, switch Kailh, led ổn

Geezer GS3: Bàn phím cơ giá rẻ nhưng build tốt, switch Kailh, led ổn

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất