Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm: Độ sáng tuyệt vời, mức độ hiển thị mảng tối trên trung bình, màu sắc sinh động, thiết kế quyến rũ và có bàn phím Bluetooth cùng trackpad đi kèm.
Nhược điểm: thời gian khởi động dài, giao diện Smart TV chậm chạp, bàn phím/trackpad chỉ sự dụng được khi duyệt web.
Bằng cách lược bớt chức năng điều khiển cử chỉ, điều khiển qua giọng nói, điều khiển từ xa dùng chuyển động và các tính năng nhỏ khác, Toshiba có thể đưa đến cho khách hàng chất lượng hình ảnh của những mẫu TV cao cấp với giá chỉ bằng một phần so với giá của những hãng cạnh tranh đưa ra. Đây là kiểu phát triển mà những người thích chất lượng hình ảnh thuần túy rất mong muốn. Tuy nhiên, liệu Toshiba có thể nâng cấp chất lượng hình ảnh cho dòng TV cao cấp của hãng này không, hay là lại tụt mất về sau ? Năm ngoái, Toshiba đã nhận nhiều khen ngợi từ chiếc L7200U nhờ chất lượng hình ảnh cao cấp với mức giá rất phải chăng. Năm nay, Toshiba vẫn tiếp tục với hướng phát triển riêng không giống ai, giữ các chức năng đơn giản, vứt bỏ tính năng 3D để ưu tiên cho giao diện smart TV dù không có nhiều cải thiện đáng kể.
Đập hộp
Chiếc L7300U 50 inch khá nhẹ và có cỡ vừa phải, có thể dễ dàng được nhấc ra khỏi hộp. Một lần nữa, Toshiba lại sản xuất một mẫu TV đầy thu hút với mép màn hình mỏng và thiết kế chân máy nâng cấp. Mặc dù được làm từ nhựa (như đa số chân TV tầm trung hiện nay), chân của chiếc L7300U rất vững chãi, với khả năng xoay và góc xoay khá rộng.
Mặt trước và cạnh của chiếc L7300U
Chân nhựa cùng trục xoay của chiếc L7300U
Đi kèm với TV là một điều khiển từ xa khá to có đèn lưng kèm pin, một cáp cho bộ phát IR và đáng chú ý nhất, một bàn phím QWERTY không dây với trackpad kiêm number pad.
Điều khiển từ xa và bàn phím không dây đi kèm TV
Tính năng và thiết kế
Chiếc L7300U là một phần của hệ thống “Cloud TV” thuộc Toshiba, nhằm mang đến cho người xem trải nghiệm smart TV cao hơn. Ngoài khả năng tiếp cận với một số lượng có hạn các ứng dụng(Netflix, Hulu, Vudu, Pandora và Skype là các ứng dụng nổi bật), chiếc TV này còn có một ứng dụng lịch gia đình, album ảnh, hướng dẫn đa phương tiện, xem tin tức trực tiếp và tin nhắn cá nhân. Ngoài ra còn có một trình duyệt Web hoàn chỉnh, và bàn phím không dây sẽ dùng cho tính năng này.
Ứng dụng Vudu thuộc Cloud TV trên chiếc L7300U
Ngoài Wi-Fi tiêu chuẩn, còn có Wi-Di, là tính năng hiển thị không dây nhưng vẫn chưa rõ là thuộc về mặt máy tính hay TV. Toshiba có rất nhiều tên bản quyền cho các tính năng hiển thị của chiếc L7300U, nhưng điều quan trọng nhất cần chú ý là chiếc TV này mang nhiều tính năng hay thấy ở dòng TV cao cấp, ví dụ như tính năng tăng cường hình ảnh ở cạnh màn hình bằng gamma và mức tương phản năng động. Một tính năng bổ sung cho các game thủ là chế độ chơi game, có khả năng giảm thiểu lag. Chế độ này hoạt động khá tốt trong bài kiểm tra với kết quả là lag gần như không hề có trong bài thử.
Các cổng kết nối có sẵn bao gồm 4 cổng HDMI, một đầu vào cho video thành phần, hai đầu vào cho video phức hợp, hai cổng USB, một cổng Ethernet và đầu vào cho cáp RF. Ngoài ra còn có một jack âm thanh analog cỡ 3.5mm, nhưng lạ lùng là Toshiba lại bỏ qua đầu ra âm thanh số quang học.
Các cổng kết nối ở lưng máy
Hiệu suất hình ảnh
Chiếc L7300U mang lại mức độ hiển thị mảng tối tốt hơn và it bị loang ánh sáng cạnh hơn chiếc L7200U trước đó. Hình ảnh đạt hiệu ứng nổi hơn và màu sắc đa dạng hơn. Tuy nhiên, khả năng hiển thị chi tiết các mảng tối vẫn chưa thực sự tốt, có lẽ do thiếu công nghệ làm mờ ánh sáng nền. Nhờ đèn nền đen sáng, tính tương phản của chiếc L7300U trên mức trung bình. Rất may là Toshiba đã tinh chỉnh lại màu sắc đủ để người xem không phải điều chỉnh lại mức hiển thị màu sắc quá nhiều.
Chất lượng hình ảnh của chiếc L7300U rất ấn tượng
Hiệu suất của smart TV
Đây là tính năng mà chiếc L7300U thực sự rớt sàn. Nói thẳng ra, giao diện của chế độ smart TV có ít ứng dụng, hoạt động rất chậm chạp và có nhiều thứ mà chẳng có ai dùng bao giờ.
Giao diện smart TV của chiếc L7300U
Trình duyệt của L7300U tuy có vẻ hứa hẹn, nhưng trải nghệm thực tế có thể khiến người sử dụng nản lòng và bỏ cuộc sau 15 phút cố gắng. Thật tiếc vì trình duyệt là ứng dụng duy nhất mà người dùng có thể dùng bàn phím không dây. Không thể dùng bàn phím để nhập tên người dùng hay mật khẩu ở các ứng dụng khác ngoài trình duyệt.
Các vấn đề khác
Chiếc TV này có thời gian chuyển tiếp hoạt động khá lâu mà khách hàng tiềm năng nên sẵn sàng chấp nhận. Ví dụ, chiếc TV mất 17 giây để hiển thị hình ảnh đầu tiên sau khi được bật. Và sẽ mất nhiều thời gian hơn để bật chức năng smart TV. Ngay cả chuyển từ một ứng dụng nào đó về chế độ TV bình thường cũng mất một khoảng thời gian đáng kể.
Kết luận
Chiếc Toshiba L7300U mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời và thiết kế hấp dẫn, nhưng lại có tính năng smart TV khá thất vọng và thời gian phản ứng chậm chạp. Tuy nhiên, nếu bỏ chức năng smart TV sang một bên, và thời gian chờ không phải là vấn đề quá lớn đối với bạn thì chiếc L7300U sẽ là một chiếc TV rất tốt chon những người muốn tận hưởng hình ảnh chất lượng cao với giá hợp túi tiền.
Đức Lộc
Theo Digital Trends
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam