Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Ưu điểm: giá rẻ, thiết kế đẹp và tương đối bền, hiệu suất khá tốt.
Nhược điểm: bộ nhớ không thể nâng cấp, nhiều ứng dụng rác, bộ sạc lớn, chất lượng bàn phím trung bình.
So sánh giá laptop Lenovo S20-30
Thiết kế
Chiếc S20-30 tuy có giá rẻ nhưng thiết kế của máy lại không hề tạo nên cảm giác rẻ tiền. Tuy được làm chủ yếu từ nhựa nhưng máy không hề có cảm giác lỏng lẻo hay tồi tàn. Toàn bộ bề mặt nhựa nhám màu đen tuy đơn giản nhưng làm chiếc laptop sang trọng hơn.
Với khối lượng là 1.3kg và độ dày 20.9mm, bạn có thể mang chiếc laptop này đi mọi nơi mà không có vấn đề gì. Như đã đoán trước, chiếc laptop này không có ổ quang, mặc dù bạn có thể mua một ổ quang ngoài với giá khá rẻ.
Trên thân máy có khá nhiều khe và lỗ thông hơi để không khí có thể đi vào và ra khỏi máy, làm mát các linh kiện bên trong. Chiếc S20-30 còn có bốn chân cao su để nâng máy lên một khoảng khá đáng kể nếu so với kích thước của máy. Bên trái là cổng nối Ethernet, một cổng HDMI, một nút cho chức năng One Key Recovery cảu Lenovo và một cổng USB 3.0. Bên phải máy là một jack cắm tai nghe/mic, một cổng USB 2.0, một khe đọc thẻ SD và jack cắm sạc.
Một điểm đáng chú ý là chiếc S20-30 sử dụng bộ sạc giống như chiếc Lenovo Thinkstation E50 và chiếc Lenovo Yoga 2 Pro. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm phụ kiện thay thế hơn và giảm giá thành sản phẩm.
Mở nắp máy lên và bạn sẽ thấy một bàn phím cỡ vừa và một touchpad khá lớn. Thân máy và đặc biệt là bàn phím có độ đàn hồi đáng kể, với thiết kế bàn phím dạng AccuType với phím hơi cong có tính năng chống tràn để phòng trường hợp nước bị đổ lên bàn phím. Vì độ đàn hồi của bàn phim, với những người hay đánh máy với lực mạnh, những người này có lẽ sẽ không thấy thích bàn phím của chiếc S20-30.
Một điểm khá lạ là các phím chức năng đã bị đảo ngược trên chiếc S20-30. Bạn phải nhấn phím Fn+F2 để có chức năng của phím F2, điều này khá phiền toái đối với nhưng người hay làm bảng tính trên máy. Touchpad của chiếc S20-30 khá thoải mái, các cử chỉ như lướt ngón tay có độ nhạy khá cao, và touchpad đi kèm với hai phím cứng.
Cấu hình và phần mềm
Chiếc S20-30 có bộ xử lý Intel Celeron N2830 lõi kép, card Intel HD Graphic với bộ nhớ cache 2MB.
Bộ nhớ DDR của chiếc S20-30 chỉ có dung lượng là 8GB (bạn không thể nâng cấp thêm), ổ cứng 500GB của Western Digital, Ethernet 10/100Mbps, một webcam HD, một cặp loa ngoài có chứng nhận của Dolby, một pin 36Whr mà Lenovo khẳng định là có thời lượng khoảng 5 tiếng, cùng với hệ điều hành Window 8 với Bing và Bluetooth 4.0.
Màn hình 11.6 inch của chiếc S20-30 có độ phân giải gốc là 1,366 x 768 pixel, với bề mặt nhám, giúp màn hình chống bị lóa khi sử dụng ngoài trời.
Lenovo cũng đưa vào chiếc S20-30 các gói phần mềm như VeriFace Pro, Skype, Zinio, Cyberlink, YouCam và Amazon Kindle. Nếu bạn không cần phần mềm nào, bạn chỉ việc gỡ bỏ ứng dụng đó.
Hiệu suất làm việc
Hiệu suất của chiếc S20-30 vừa đủ để có thể gánh được các công việc đơn giản hàng ngày. Chiếc laptop này chạy khá mượt mà và không có nhiều vấn đề. Tuy nhiên, với RAM 2GB, chiếc laptop này sẽ gặp lag nếu bạn chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc.
CPU Intel Celeron N2830 có tốc độ tiêu chuẩn là 2.16GHz và tốc độ được boost là 2.416GHz. Card đồ họa Intel HD Graphic có hiệu suất tầm trung, có hõ trợ DirectX 11 và có thể chạy với tốc độ 750 MHz. Với cấu hình máy như vậy, bạn có thể chơi các game nhẹ hoặc các game tải xuống từ Window Store.
Thời gian sử dụng pin của chiếc S20-30 khá tốt, đạt 5 tiếng 28 phút lướt web liên tục với chế độ tiết kiệm pin được bật. Đây là thời lượng pin khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa phải là thời lượng pin cao nhất trong tầm giá.
Kết luận
Chiếc Lenovo S20-30 là một mẫu laptop khá tốt cho công việc văn phòng thông thường hay để phục vụ cho việc học tập và giải trí đơn giản, cùng với mức giá rất phải chăng đối với các bạn sinh viên.
Đức Lộc
Theo TechRadar
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam