Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Đánh giá tổng quan
Các máy ảnh có giá dưới 100 đô (tương đương khoảng 2,2 triệu VNĐ) không có nhiều điểm ấn tượng, ngoại trừ giá siêu rẻ. Hầu hết các máy ảnh mức giá này đều có quá nhiều nhược điểm nên chẳng mấy người sử dụng dù họ sẽ tiết kiệm được một đống tiền khi mua chúng.
Olympus VR-350 là một trong số các loại máy ảnh giá rẻ. Nó không thể trở thành “trợ thủ” đắc lực trong mọi hoàn cảnh, khi gặp điều kiện ánh sáng không “ủng hộ” nó sẽ làm bạn thất vọng. Tuy nhiên, nếu bạn chụp hình bên ngoài với điều kiện ánh sáng lý tưởng thì chiếc VR-350 này sẽ trở nên cực kỳ hữu ích.
Chiếc VR-350 này sở hữu màn hình LCD 3 inch và ống kính zoom quang học 10X, 2 tính năng mà bạn không thể tìm thấy ở các máy ảnh mức giá này, vậy nên bạn sẽ khá ấn tượng với chiếc máy ảnh này đó.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự cần mua một chiếc máy ảnh giá rẻ thì trên thị trường còn rất nhiều máy ảnh cùng mức giá nhưng chất lượng tốt hơn Olympus VR-350.
Thêm một điều lưu ý nữa, chiếc VR-350 này khá giống chiếc VR-340. Tại một số nơi, chiếc VR-350 và VR-340 còn được gọi là D-750 và D-755. Tên gọi của máy như thế nào là tùy vào nơi bạn đang sống.
Thông số kỹ thuật
Độ phân giải: 16 megapixel
Zoom quang học: 10X (24-240 mm)
Màn hình LCD: 3.0 inch, 460,000 điểm ảnh
Kích thước ảnh tối đa: 4608 x 3456
Pin: Rechargeable Li-Ion
Kích thước: 4.1 x 2.4 x 1.1 inch
Trọng lượng: 0.17 kg (không bao gồm pin và thẻ nhớ)
Cảm biến hình ảnh: CCD 1/2.3 inch
Chất lượng video: HD 720p
Ưu điểm
Giá cực rẻ
Zoom quang học 10X cực hiếm đối với các máy ảnh mức giá này
Nhiều lời chỉ dẫn xuất hiện trên màn hình, giúp ích cho những người mới sử dụng
Màu sắc ảnh chân thực
Màn hình LCD chất lượng tốt
Nhược điểm
Thời gian đáp ứng (response time) kém
Chất lượng ảnh nên được nâng cao hơn, vì ảnh chụp ra vẫn hơi mờ
Menu khó dùng và bị hạn chế
Các nút điều khiển quá nhỏ
Các tùy chọn quay video còn hạn chế
Chất lượng hình ảnh
Chất lượng hình ảnh
Đừng để độ phân giải 16 MP của chiếc Olympus VR-350 này “bẫy” bạn. Chất lượng ảnh của chiếc VR-350 này không cao, một phần là vì máy sử dụng cảm biến kích thước nhỏ 1/2.3 inch. Các bộ phận điện tử khác của máy cũng chỉ đạt chất lượng trung bình, điều này càng làm chất lượng ảnh của VR-350 bị kéo xuống.
Ảnh bị mờ là vấn đề lớn nhất của chiếc VR-350 này. Dù đôi khi ảnh chụp ra khá sắc nét nhưng đa số ảnh đều hơi mờ. Bạn sẽ không nhận ra vấn đề này khi xem ảnh trên màn hình LCD hoặc khi in ảnh cỡ nhỏ, nhưng khi in ảnh cỡ lớn hoặc xem ảnh trên màn hình máy vi tính, bạn chắc chắn sẽ thất vọng vì nhận ra ảnh bị mờ.
Thật may mắn, màu sắc ảnh chụp từ chiếc máy này lại rất chân thực. So sánh với những máy ảnh giá rẻ khác, chất lượng ảnh khi không có flash của VR-350 tạm ổn.
Một vài người khá thất vọng vì hãng Olympus chỉ có một cài đặt độ phân giải cho ảnh tỉ lệ 16:9 và nó chỉ dừng ở 2 megapixel. Với các cài đặt độ phân giải khác, bạn phải chụp ở tỉ lệ 4:3 thông thường. Đây thực sự là một quyết định khó hiểu của Olympus.
Độ phân giải của video cũng bị giới hạn, chỉ đạt chất lượng 720 HD mà thôi và bạn không thể dùng ống kính zoom khi quay video, điều này thực sự khiến người dùng vô cùng thất vọng. Vấn đề này sẽ làm người dùng gặp khó khăn khi theo dõi một vật chuyển động nhanh trong quá trình quay video. Dù vấn đề không thể sửu dụng ống kính zoom khi quay video khá phổ biến vài năm trước, hiện nay các máy ảnh thế hệ mới thường không gặp phải vấn đề này, vậy mà nó lại xảy ra với chiếc VR-350.
Hiệu suất hoạt động
Tính năng nổi trội nhất của Olympus VR-350 chính là ống kính zoom quang học 10X, tính năng “độc nhất vô nhị” mà không một máy ảnh giá rẻ nào có. Thêm vào đó, bạn có thể zoom hết mức 10x chỉ trong vòng 1 giây, tốc độ khá nhanh đối với một chiếc máy ảnh giá rẻ như bạn có thể zoom hết mức 10x chỉ trong vòng 1 giây, tốc độ khá nhanh đối với một chiếc máy ảnh giá rẻ VR-350. Màn hình LCD của Olympus VR-350 khá lớn và sắc nét so với các máy ảnh cùng giá khác. Tuy nhiên, màn hình LCD thỉnh thoảng bị lóa sang khi bạn chụp ảnh ngoài trời. Điều này có nghĩa là bạn phải tăng độ sáng của màn hình khi đi chụp bên ngoài. Thật may mắn , tuổi thọ pin của VR-350 khá cao nên bạn có thể thoải mái tăng độ sáng màn hình mà không sợ nó sẽ “ngốn” nhiều pin.
Tuy nhiên, những điểm sáng của VR-350 đã hết. Giờ là lúc đề cập đến những “mảng tối” của chiếc máy ảnh này.
Thời gian đáp ứng của VR-350 kém. Thời gian delay giữa các lần chụp quá lâu, điều đó có nghĩa là bạn cần “căn” bức ảnh đầu tiên thật chuẩn vì bạn sẽ phải đợi vài giây trước khi có thể chụp bức ảnh thứ hai
Lag màn chập là một vấn đề “khủng bố” nữa của chiếc VR-350 này. Bạn hãy lấy-nét-trước bất cứ khi nào có thể bằng cách nhấn nửa nút màn chập, điều này sẽ giúp giảm phần nào hiện tượng lag màn chập. Thật không may, chế độ burst của VR-350 không giúp gì nhiều cho bạn.
Ngoài ra, máy khởi động hơi chậm, đây cũng là một điểm khiến người dùng thất vọng. Bạn có thể đẩy nhanh tốc độ bằng cách tắt hình ảnh khởi động đi. Thật không may, hình ảnh khởi động của máy ảnh Olympus này là cài đặt mặc định và hầu hết các nhiếp ảnh gia mới vào nghề không biết cách để tắt hình ảnh này đi.
Thiết kế
So sánh vói các máy ảnh có cùng mức giá, Olympus VR-350 trông hơi cồng kềnh, một phần là do zoom quang học 10X của nó chiếm khá nhiều không gian. Tuy nhiên, nó vẫn là một chiếc máy ảnh tương đối nhỏ gọn, nó chỉ dày 1.1 inch nhưng vẫn chưa đủ mỏng để được xếp vào dòng máy ảnh siêu mỏng.
Bên phải mặt trước của chiếc VR-350 có một chỗ hơi nhô ra để làm tay cầm. Đây cũng là tính năng mà bạn không thể tìm thấy ở những chiếc máy ảnh giá rẻ khác và VR-350 trở nên dễ sử dụng hơn hẳn các máy ảnh khác cùng mức giá nhờ điều đặc biệt này.
Vị trí của flash bên trong máy hơi “buồn cười”. Một số người dùng sau khi test máy có phản ánh rằng các ngón tay trên bàn tay phải của họ vô tình chắn mất flash. Điều này sẽ làm giảm chất lượng của những bức ảnh chụp có flash, việc này đồng nghĩa bạn phải chụp lại. Và điều này chẳng vui chút nào vì ai cũng biết thời gian delay giữa 2 lần chụp của VR-350 khá lâu.
Thiết kế menu của VR-350 cũng khá khó hiểu. Nó được sắp xếp thật kỳ cục và người dùng mất khá nhiều thời gian để di chuyển qua menu vì thời gian đáp ứng của nó rất chậm. Thật may mắn, Olympus đã thêm menu pop up vào chiếc VR-350 này, đây là một sự bổ sung tuyệt vời. Ngoài ra, hãng còn thêm một số tính năng trợ giúp, chúng đóng vai trò như một phần trong phần mềm của chiếc máy ảnh này.
Vấn đề cuối cùng đó là các nút điều khiển của máy khá nhỏ và khó dùng đối với những ai có ngón tay to. Dù chiếc máy ảnh này có một số tính năng cực ấn tượng như zoom 10X và màn hình LCD lớn, nhưng Olympus VR-350 vẫn không phải là một chiếc máy ảnh tốt hoàn hảo. Nếu bạn muốn mua một chiếc máy ảnh giá rẻ có 2 tính năng kể trên thì Olympus VR-350 đúng là chiếc máy ảnh dành cho bạn, nhưng với điều kiện bạn phải “chịu đựng” được tốc độ làm việc chậm và các vấn đề về chất lượng ảnh của nó.
Hồng Ngọc
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam