1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Đánh giá Lenovo C40 - thiết bị "tất cả trong 1" tiện lợi

Mới đây, nhà sản xuất Lenovo cũng đã tham gia vào thị phần máy bàn all-in-one bằng một thiết bị có tên Lenovo C40 với nhiều tính năng độc đáo, cải tiến từ các đối thủ

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Ý tưởng với những thiết bị “tất cả trong 1” (all-in-one) đã không còn quá xa lạ với người dùng công nghệ trong nhiều năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau những siêu phẩm như Microsoft Surface Pro 3, hay Apple iMac được ra mắt. Đặc điểm chung của những thiết bị này là chúng đều rất linh hoạt bởi đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng, cũng như tổng hợp tất cả các tính năng cần thiết để hoạt động độc lập.

Mới đây, nhà sản xuất Lenovo cũng đã tham gia vào thị phần máy bàn all-in-one bằng một thiết bị có tên Lenovo C40 với nhiều tính năng độc đáo, cải tiến từ các đối thủ, và một giá thành tương đối cạnh tranh. Cùng chúng tôi đến với bài đánh giá chi tiết về thiết bị độc đáo này.

Về phần cứng

Lenovo C40 về cơ bản có cùng độ dày và phần cứng như các mẫu máy tính bàn All-in-One chạy Windows 8.1 khác. Một điều khác lạ đó là Lenovo C40 sử dụng phần cứng của AMD thay vì Intel như các sản phẩm tiền nhiệm của nhà sản xuất này. Về khả năng hiển thị, Lenovo C4 được trang bị màn hình Full HD kích thước 21,5-inch hỗ trợ công nghệ LED và cảm ứng.

Bên cạnh đó, Lenovo C40 cũng hỗ trợ các thiết vị ngoại vi cơ bản như chuột, bàn phím, và cổng kết nối Bluetooth.

xcx

Đi kèm máy tính All-in-one Lenovo C40, người dùng cũng sẽ nhận được một mẫu chuột đen bóng với công nghệ laser, và các 3 nút cơ bản (chuột trái phải và cuộn chuột). Con chuột này hỗ trợ kết nối USB và có hiệu suất dùng khá tốt, dù không có nhiều điểm đặc biệt so với chuột dây thông thường.

c

Bàn phím đi kèm Lenovo C40 cũng được phủ một tông đen thuần túy, hỗ trợ full numpad key và có thiết kế tương đối dễ sử dụng. Bàn phím này cũng được kết nối qua cổng USB.

Về tổng thể, chiếc Lenovo C40 có một thiết kế khá đơn giản, nhưng vẫn vô cùng logic với hai vị trí đặt cổng kết nối, một ở cạnh trái và một ở phía sau màn hình. Cạnh bên C40 có một khe cắm microSD, và hai cổng USB. Mặt sau của C40 có nhiều khe cắm hơn, với tận 3 cổng USB, 2 cổng HDMI, cổng kết nối LAN và nguồn.

x

Mặc sau của Lenovo C40 có một thiết kế đen sần, hơi nhám, giúp khi di chuyển thiệt bị dễ dàng hơn nhờ bám tay. Điểm trừ duy nhất của Lenovo C40 có lẽ, đó là các kết cấu làm cho việc lau sạch bụi bẩn hơi khó khăn, nhất là ở khu vực bảng điều khiển. Tuy nhiên về cơ bản thì kết cấu của Lenovo C40 khá đồng nhất với vỏ kim loại, giúp chúng ta dễ dàng tháo lắp và cài đặt.

z

Mặt trước của Lenovo C40 nhìn khá “cơ bản” với các dải viền màn hình màu đen, cặp loa ngoài ở cạnh dưới. Nút nguồn nằm ở cạnh phải của tấm nền.

Về phần cứng kèm theo, Lenovo C40 sở hữu bộ vi xử lý AMD A6-6310 tốc độ 1.80 GHz, 8 GB RAM, card đồ họa AMD và 1 TB bộ nhớ HDD 7200. Về âm thanh và hiển thị, chiếc máy tính All-in-one này cũng được hỗ trợ khá tốt bởi cặp loa 3W hỗ trợ công nghệ Dolby Advanced Audio v2m cùng một webcam có khả năng ghi hình ở chất lượng 720p. Về các cổng kết nối, Lenovo C40 hỗ trợ cổng Bluetooth 4.0, 2 cổng USB 3.0 và 2 cổng USB 2.0 và một đầu DVD.

Về phần mềm

Như đã đề cập, Lenovo C40 hỗ trợ nền tảng Windows 8.1 cùng đầy đủ các tính năng đi kèm với phiên bản hệ điều hành này. Bên cạnh đó, Lenovo cũng trình làng một vài tính năng đáng chú ý khác trên thế hệ máy PC all-in-one này. Cụ thể, đó là các tính năng Rescue System, Asistant, Support, Lenovo Education Games và bộ nhớ Lenovo Cloud cho phép lưu trữ tới 5GB miễn phí. Bên cạnh đó, Lenovo C40 còn hỗ trợ ứng dụng diệt virusMcAfee Internet Security và các phần mềm RDF Reader, Skype, ..

x

Kết luận

Nhìn chung với một mức giá tầm chung, Lenovo C40 là một sự lựa chọn tương đối hoàn hảo trong phân khúc tầm trung, với một mức giá không quá cao (khoảng hơn 12 triệu đồng). Về hiệu năng, Lenovo C40 cũng không tỏ ra khá biệt nhiều so với các mẫu máy bàn PC khác, nhưng chiếc máy All-In-One này lại tỏ ra tiện lợi hơn nhiều với kiểu dáng nhỏ gọn, dễ lắp đặt và vận chuyển. Đây cũng là mẫu máy lý tưởng cho người dùng muốn lắp đặt PC trong phòng khách vốn hẹn hẹp diện tích.

Nguyễn Nguyễn

Theo SlashGear

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Đánh giá Lenovo Legion Pro 516ARX8: Hiệu năng nhanh và mạnh với AMD thế hệ Dragon Range!

Đánh giá Lenovo Legion Pro 516ARX8: Hiệu năng nhanh và mạnh với AMD thế hệ Dragon Range!

Đánh giá Lenovo ThinkPad T14 Gen 4 AMD: Người bạn đồng hành đáng tin cậy!

Đánh giá Lenovo ThinkPad T14 Gen 4 AMD: Người bạn đồng hành đáng tin cậy!

Laptop Lenovo Ideapad 1 trang bị chip AMD 7000 có gì hot?

Laptop Lenovo Ideapad 1 trang bị chip AMD 7000 có gì hot?

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 3 2021 (AMD): Laptop giá rẻ nổi bật!

Đánh giá laptop Lenovo IdeaPad 3 2021 (AMD): Laptop giá rẻ nổi bật!

Laptop Lenovo ThinkPad E14 Gen 3: Hiệu suất mạnh hơn với chipset AMD!

Laptop Lenovo ThinkPad E14 Gen 3: Hiệu suất mạnh hơn với chipset AMD!

Lenovo ThinkPad E16 Gen 1: Laptop giá rẻ, đáng tin cậy cho người dùng khối doanh nghiệp!

Lenovo ThinkPad E16 Gen 1: Laptop giá rẻ, đáng tin cậy cho người dùng khối doanh nghiệp!

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất