Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
ThinkBook là một dòng laptop nổi bật khác ngoài dòng laptop ThinkPad của Lenovo. Dòng máy này tập trung vào hiệu suất và màn hình hiển thị. Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 là một sản phẩm nổi trội của dòng này được nhiều người dùng đánh giá cao. Để tìm hiểu kỹ hơn về chiếc laptop này, mời bạn đọc tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Đánh giá về thiết kế của chiếc 13S Gen 2
Chiếc ThinkBook 13s Gen 2 được đánh giá là có sự trưởng thành về phong thái thiết kế. So với phiên bản tiền nhiệm, nó có thiết kế gọn nhẹ hơn, thời trang hơn. Máy có trọng lượng siêu nhẹ 1.26kg. Máy có độ dày mỏng, chỗ dày nhất chỉ 14.9mm. Bạn có thể cầm máy bằng một tay rất dễ dàng.
Vỏ của máy được thiết kế vuông vắn. Vỏ được làm bằng chất liệu nhôm – magie, được phủ màu xám bạc. Điều ưng ý nhất của là cảm giác cầm nắm tốt, không bị bám mồ hôi và vân tay. Xét về độ bền, máy có thiết kế hợp kim nguyên khối, dù có lực tác động mạnh cũng không bị uốn cong.
Bản lề của chiếc 13S Gen 2 cho phép người dùng ngửa màn hình ra một góc 180 độ. Bạn có thể mở máy ra bằng một tay. Do nó có thiết kế mỏng nhẹ cho nên chiếc Gen 2 này đã loại bỏ bớt một số cổng kết nối. Máy có 1 cổng USB-C có hỗ trợ chuẩn Thunderbolt 4 và Power Delivery. Đây cũng là cổng sạc của máy. Bởi vì đầu sạc slim-tip đã bị loại bỏ. Nó có thêm cổng HDMI 2.0 và jack cắm 3.5mm. Bên cạnh còn lại máy có 1 cổng USB-A 3.2 gen 1 với 1 cổng always-on. Điều đáng tiếc nhất là máy không có khe đọc thẻ nhớ và số cổng USB không nhiều.
Màn hình của 13S Gen 2: Màn hình siêu mỏng, chất lượng hiển thị tốt
Màn hình của chiếc Gen 2 có sự cải tiến rõ rệt so với phiên bản tiền nhiệm. Màn hình có kích thước 13 inch với viền siêu mỏng. Tỷ lệ màn hình so với mặt nắp lớn hơn 90%. Độ phân giải của màn hình đã được nâng lên WQXGA 2560 x 1600 pixel. Tấm nền IPS LCD cùng với tỷ lệ 16:10 làm tăng trải nghiệm của người dùng. Độ bao phủ màu 100% sRGB và còn được hỗ trợ công nghệ HDR Dolby Vision. Độ sáng màn hình tối đa 300 nits.
Trải nghiệm khi chơi game giải trí, thậm chí chỉnh sửa ảnh và video khá tốt. Màn hình hiển thị màu sắc khá tươi tắn. Tuy nhiên, điểm trừ là độ sáng màn hình tối đa không được cao. Do đó, khi dùng máy ngoài trời có ánh nắng trực tiếp chiếu vào rất khó khăn.
Bàn phím và TouchPad chỉ ở mức vừa đủ
Bàn phím được thiết kế theo dạng mini size. Phím bấm có kích thước to, cong nhẹ. Sắp xếp các phím vô cùng hợp lý, phím có độ nảy tốt. Nhưng hành trình phím chỉ ở mức trung bình cho nên cho cảm giác đánh máy khá khó khăn ở lần sử dụng đầu tiên. Phím điều hướng lên xuống có kích thước quá nhỏ khiến người dùng dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng. Bàn phím còn có hệ thống đèn nền với hai mức sáng để người dùng điều chỉnh.
TouchPad của máy có diện tích khá rộng, được phủ gương sáng bóng. Cảm giác vuốt nhạy, mượt và không hề bị rít tay khi sử dụng lâu.
Hiệu suất chỉ vừa đủ với các tác vụ văn phòng
Với chiếc 13S Gen 2 có hai phiên bản để người dùng lựa chọn: Core i7–1165G7, 8GB RAM và 256GB SSD hoặc Intel Core i5-1135G7, 16GB RAM. Tuy nhiên, ở đây mình chỉ nói đến phiên bản sử dụng con chip Intel Core i5-1135G7, 16GB RAM. Ở phiên bản này bạn có thể xử lý các tác vụ văn phòng như tra cứu tài liệu, viết content, chỉnh sửa ảnh cơ bản trên Photoshop. Ngoài ra, bạn có thể nghe nhạc, xem phim khá mượt. Khi mình mở cùng lúc 15 tab Chrome, thì máy vẫn hoạt động mượt, chuyển đổi nhanh giữa các tab. Không có xảy tình trạng giật lag xảy ra.
Nếu như bạn phải xử lý hình ảnh nhiều thì nên chọn RAM 16GB ngay từ đầu. Bởi vì RAM của máy đã bị hàn chết, không thể nâng cấp khi cần. Một vấn đề nữa khiến mình không ưng ý đó là máy khá nóng. Sau 15 phút xem video thì nhiệt độ máy đã lên đến 42 độ C.
Có nên mua chiếc máy 13S Gen 2 này hay không?
Chiếc máy Lenovo ThinkBook 13S Gen 2 này là lựa chọn hàng đầu cho người dùng văn phòng trong phân khúc 20 triệu đồng. Máy có xử lý tốt các công việc văn phòng. Tuy nhiên, nếu mua máy để chơi các tựa game nặng thì bạn nên tìm hiểu chiếc máy khác.