Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Thiết kế
Dòng ZenBook rất dễ để nhận biết nhờ nắp màn hình được làm bằng kim loại, chải và khắc những đường tròn đồng tâm trên bề mặt với logo Asus ở trung tâm. Ngoài ra, lớp vỏ màu xám đơn giản nhưng lại bắt mắt, mang tới trải nghiệm hình ảnh như một chiếc UltraBook hiện đại. Từ những góc nhìn khác, thì phiên bản màu xanh cũng có một chút bắt mắt hơn. Viền benzel màn hình cũng rộng hơn đa số các đối thủ cạnh tranh, đây là một yếu tố quan trọng mà Asus nên tập trung cải thiện ở những phiên bản tiếp theo.
Như mình đã đề cập từ trước, gần như toàn bộ khung máy, nắp màn hình đều được làm từ kim loại, chất lượng hoàn thiện tổng thể là tuyệt vời. Do đó, thiết bị cực kỳ chắc chắn, cứng cáp dù độ dày của thiết bị chỉ 13.9 mm. Phần màn hình có chút mỏng manh hơn khi dễ bị ảnh hưởng bởi lực xoắn. Phần rìa ngoài của khung máy có khả năng chịu lực tốt hơn phần trung tâm. Vì vậy, khi soạn thảo với lực mạnh, bạn sẽ có cảm giác hơi võng xuống ở giữa bàn phím.
Thiết bị có một bản lề duy nhất với được thiết kế với góc mở tối đa là 135º, màn hình dễ dàng được mở bằng một tay. Điều đó cũng có nghĩa rằng bản lề sẽ không đủ chắc chắn để giữ màn hình khỏi bị lung lay.
Tiêu chí giảm độ dày và cân nặng là bắt buộc phải có trên những thiết bị ZenBook. Như chúng ta thấy, độ dày 13.9 mm thậm chí còn mỏng hơn chiếc HP Envy 13 và Dell XPS 13. Thiết bị nặng chỉ 1.1 kg, đây là một trong những chiếc Ultrabook 13.3 inch nhẹ nhất hiện nay.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối khá đầy đủ. Cổng USB C không hỗ trợ Thunderbolt 3 cũng như không thể làm cổng sạc. Thậm chí, cổng USB C cũng không được tích hợp DisplayPort, có nghĩa là bạn không thể xuất hình ảnh qua cổng USB C này giống như những thiết bị khác.
Bàn phím – Touchpad
Thiết bị được trang bị bàn phím có bố cục đầy đủ, 6 hàng phím và 4 mức đèn nèn khác nhau. Nút nguồn được đặ phía góc trên của phím Backspace. Khi sử dụng bàn phím hoạt động ổn, không hề có lỗi nào được ghi nhận.
Tuy nhiên, trải nghiệm gõ phím là khá tệ. Hành trình phím ngắn, phản hồi phím rất nông và ọp ẹp cho cảm giác rẻ tiền. Dù có những bàn phím tệ hơn khá nhiều nhưng cũng không khiến bàn phím trên chiếc ZenBook khá hơn.
Touchpad được hoàn thiện tốt hơn khá nhiều so với bàn phím. Nó hoạt động chính xác nhờ công nghệ Microsoft Precision. Trải nghiệm cử chỉ đa điểm được nhận dạng nhanh chóng và xử lý tức thì.
Bản thân phần cứng cũng có chất lượng tốt. Nút chuột tích hợp chắc chắn, trải nghiệm nhấp thoải mái. Bề mặt touchpad bằng kính mượt mà, mang lại cảm giác thỏa mãn khi sử dụng.
Màn hình
Khả năng hiển thị ngoài trời phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố: Độ sáng và độ phản chiếu. Nhờ màn hình mờ chóng chói, độ sáng màn hình lại trên 300 nits, mình có thể mạnh dạn khẳng định chiếc ZenBook của chúng ta có khả năng sử dụng ngoài trời ổn. Nó chỉ bị hạn chế dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp mà thôi.
Giống như đa số những màn hình IPS khác, góc nhìn đều được đảm bảo rộng và chính xác. Có một chút giảm độ sáng và độ tương phản nhẹ khi nhìn ở những góc rất hẹp. Nhưng điều đó là không đáng kể cũng như không ảnh hưởng tới trải nghiêm sử dụng của bạn.
Hiệu năng
Tại thời điểm của bài viết, Asus cung cấp 7 mức cấp hình khác nhau với giá từ $1.212 đến $1.715. Tất cả các cấu hình đều được trang bị màn hình 13.3 inch Full HD và GeForce MX150.
Mức cấu hình được dàn trải từ Core i5-8250U đến Core i7-8550U, 256 GB hoặc 512 GB SSD. 8 hoặc 16 GB RAM được hàn vào bảng mạch nên bạn cần lựa chọn kỹ vì RAM không thể nâng cấp.
Bộ vi xử lý 4 nhân Core i7-8550U là một thành viên của gia đình Kaby Lake Refresh. Mức độ tiêu thụ điện năng là 15W, hay còn được gọi là ULV (Ultra Low Voltage) CPU. Đối với các tác vụ đơn nhân, xung nhịp CPU có thể đạt tới 4 GHz.
Hiệu năng thực sự của bộ vi xử lý 4 nhân mới này liên quan rất nhiều với mức độ tiêu thụ điện năng cũng như hệ thống tản nhiệt. Thông thường, hiệu năng đỉnh khó có thể duy trì được quá vài giây. Cũng không có gì làm lạ bởi vì hiệu năng đa nhân ở mức xung nhịp cao cần một nguồn điện rất lớn lên tới 45W, điều này đi ngược lại mục đích tiết kiệm năng lượng của những chiếc notebook mỏng và nhẹ. Hơn nữa, hệ thống tản nhiệt đi kèm không đủ mạnh để đảm bảo nhiệt độ ở xung nhịp cao cũng như duy trì hiệu năng đỉnh.
Khi so sánh với những smartphone hay tablet hiện nay, rất nhiều laptop kích hoạt từ chế độ chờ mất nhiều thời gian hơn dù có phần cứng mạnh mẽ. ZenBook là một trong những thiết bị nhanh nhất hiện nay với khả năng hoạt động gần như ngay lập tức. Trong quá trình sử dụng hằng ngày, nhờ CPU mạnh mẽ, SSD, RAM dồi dào giúp trải nghiệm sử dụng mượt mà và nhanh chóng. Các điểm số ghi nhận được trên PCMark cũng phản ánh khá trung thực.
Thiết bị thử nghiệm của mình sử dụng bộ nhớ lưu trữ SSD 512 GB SanDisk SD8SN8U512G1002. Đây không phải là SSD PCIe NVMe tốc độ cao mà là dòng SATA III SSD chậm hơn. Nó vẫn nhanh hơn khá nhiều so với HDD dù không đạt được hiệu năng vượt trội. Sự khác biệt về hiệu năng trên các dòng SSD chỉ thực sự rõ ràng khi copy nhưng tệp tin có dung lượng lớn.
Được trang bị GPU tầm trung GeForce MX150, được thiết kế dựa trên Nvidia GeForce GT1030 và không có phiên bản thay đổi điện năng tiêu thụ. Có nghĩa là hiệu năng GPU chỉ đạt mức tiêu chuẩn của nhà thiết kế. Lấy ví dụ, chiếc Acer Swift 3 SF314-52G, được Acer cho phép khai thác hết tiềm năng của MX150, chính vì vậy hiệu năng 3D trên thiết bị của Acer nhanh hơn 24% so với ZenBook. Còn GPU MX150 trên những thiết bị khác chỉ có hiệu năng ngang ngửa với GeForce 940MX.
Sự thật là chiếc Asus ZenBook UX331UN không hề được thiết kế dành cho gaming, nhưng đa số các tựa game hiện nay đều có thể chạy ổn bằng cách giảm độ phân giải cũng như độ chi tiết màn hình. Ví dụ, The Witcher 3 có thể chạy 32 FPS ở độ phân giải 1366x768px và chất lượng hình ảnh trung bình.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc Ultrabook mỏng nhẹ, có thể chơi game ở mức độ trung bình thì MX150 là một sự lựa chọn tốt. Dù không phải là GPU mạnh mẽ nhất nhưng nó cũng cho hiệu năng vượt trội hơn Intel UHD Graphics 620.
Loa ngoài
Loa được thiết kế bởi Harman Kardon, nằm phía bên dưới như một dấu ấn trên phần chiếu kê tay. Thông thường tên của những thương hiệu này chỉ có giá trị trên giấy, nhưng đây là một trường hợp khác. Asus đã mang tới một chất lượng âm thanh tuyệt vời dù Asus ZenBook là một thiết bị cực kỳ mỏng nhẹ. Ngoài việc thiếu bass ra thì chất âm có thể đánh bại hoàn toàn chiếc Dell XPS 13.
Tuổi thọ pin
Dung lượng pin 50Wh là mức trung bình đối với một chiếc UltraBook. HP Envy 13 cũng có cùng dung lượng trong khi Dell XPS 13 có dung lượng cao hơn một chút 60Wh. Thời lượng pin vẫn được đảm bảo tuyệt vời nhờ khả năng tiêu thụ năng lượng thấp. Khi sử dụng wifi thực tế, thiết bị có thể hoạt động được liên tục trong vòng 8 giờ 24 phút.
Pin được sạc khá nhanh, đạt 60% trong vòng 49 phút. Sau đó sẽ sạc chậm dần lại khi đạt 80%. Một chu kỳ sạc đầy kéo dài khoảng 2 giờ