1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Đánh giá bột ăn dặm có tốt không? 15 lưu ý chọn mua loại chất lượng

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bột ăn dặm bán sẵn cho bé nhưng bạn không biết bột ăn dặm có tốt không? 5 điều dưới đây sẽ giúp mẹ có câu trả lời!

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Để bé được phát triển khỏe mạnh thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất. Đến khoảng thời gian 6 tháng, trẻ bắt đầu được ăn dặm bằng các thực phẩm như sữa bột, bánh ăn dặm, bột ăn dặm để làm quen với giai đoạn này. Trong đó, bột ăn dặm được các mẹ quan tâm hàng đầu.

1. Tìm hiểu bột ăn dặm có tốt không?

1.1. Về dưỡng chất trong bột ăn dặm

Bột ăn dặm cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu cho bé: chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất. Các loại vitamin A, B, K, canxi, magie, phốt pho giúp bé phát triển não bộ và tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, trong bột ăn dặm còn có thêm sữa, dầu ăn dinh dưỡng rất tốt cho bé mà không phải bột ăn dặm tự nấu nào cũng có được.

Tìm hiểu đến các loại bột ăn dặm cho phù hợp
Tìm hiểu đến các loại bột ăn dặm cho phù hợp

1.2. Bột ăn dặm có làm bé biếng ăn?

Nhiều bà mẹ phản ảnh cho bé ăn bột ăn dặm làm sẵn sẽ làm bé biếng ăn, ngậm miệng. Tuy nhiên, có điều này là bởi mẹ chưa biết cách thay đổi bữa ăn cho bé. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm trong tuần cho trẻ 6 tháng tuổi để giúp bé ăn ngon miệng. Thực tế có rất nhiều loại bột ăn dặm với các vị khác nhau. Mỗi vị mẹ chỉ nên cho bé ăn tối đa trong vòng ba ngày rồi đổi vị khác cho bé. Mẹ cũng để ý xem nếu vị nào bé không thích, ngậm miệng nhiều hơn thì nên cho ăn ít lại và đổi sang vị khác mà bé thích.

1.3. Bột ăn dặm có làm bé rối loạn tiêu hóa không?

Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc có nên mua bột ăn dặm cho bé không vì mẹ lo sợ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. Giai đoạn chưa được 12 tháng, dạ dày của bé còn non nớt, chưa hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Do đó, khi cho bé ăn ăn bột ăn dặm bán sẵn mẹ nên cho ăn một lượng nhỏ trước để dạ dày của bé thích nghi. Sau đó mẹ mới tăng dần lượng bột. Ngoài ra, mẹ không nên hâm đi hâm lại nồi bột vì nó sẽ dẫn đến mất chất, biến chất khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

1.4. Có thể bắt đầu cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng?

Câu trả lời là không nên cho bé ăn dặm sớm trước 6 tháng. Bởi khi ấy dạ dày của bé còn non nớt, các chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin, khoáng chất ở bột ăn dặm có thể làm bé khó tiêu, đầy bụng. Do đó, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính, tốt nhất cho bé dưới 6 tháng tuổi.

1.5. Thay đổi bột ăn dặm thường xuyên có tốt không?

Như đã nói ở trên, mẹ nên thay đổi các vị của bột ăn dặm cho bé. Đồng thời, theo dõi xem bé thích ăn vị nào và không thích ăn vị nào. Việc thay đổi bột ăn dặm vừa giúp bé đỡ ngán vừa giúp bé làm quen với nhiều mùi vị, sau này bé lớn sẽ không kén ăn.

Mẹ chỉ cần pha bột ăn dặm bán sẵn theo liều lượng trên bao bì và cho bé dùng ngay
Mẹ chỉ cần pha bột ăn dặm bán sẵn theo liều lượng trên bao bì và cho bé dùng ngay

2. So sánh bột ăn dặm tự làm và bột ăn dặm bán sẵn

2.1. So sánh về tính tiện lợi

Khi tự nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể chủ động kết hợp các nguyên liệu theo khẩu vị mà bé thích. Tuy nhiên, mẹ cần bảo quản cẩn thận để bột không bị ẩm mốc. Còn nếu dùng bột bán sẵn thì mẹ tiện lợi hơn khi chỉ cần pha theo công thức có sẵn trên bao bì.

2.2. So sánh về giá trị dinh dưỡng

Nếu mẹ vẫn băn khoăn bột ăn dặm có tốt không thì câu trả lời là Có. Bởi bột ăn dặm bán sẵn có đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trở phát triển. Ngoài ra, bột ăn dặm bán sẵn còn có thêm các chất cơ thể khó tổng hợp giúp bổ sung hệ dưỡng chất đầy đủ nhất. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại bột ăn sẵn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp mẹ có sự lựa chọn phù hợp cho bé.

Bột ngũ cốc mẹ tự làm từ hơn 300 loại ngũ cốc khác nhau có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý kết hợp đúng các loại ngũ cốc để không bị biến chất, mất đi những chất quan trọng.

2.3. So sánh về tính an toàn

Bột ăn dặm bán sẵn có chất dinh dưỡng nhất định và nhà sản xuất đã nghiên cứu kỹ để các chất không kỵ nhau, an toàn cho bé.

Còn bột ăn dặm tự làm có tính thiên nhiên hơn nhưng mẹ phải nghiên cứu kết hợp đúng đắn, tránh loại ngũ cốc mà bé bị ứng.

2.4. So sánh về mức độ phù hợp với khẩu vị của bé

Nhiều đánh giá cho thấy, bột ăn dặm bán sẵn khiến bé dễ ngán, ăn ít hoặc không ăn. Còn bột ăn dặm tự làm thì bé cảm thấy ngon miệng hơn, mẹ có thể điều chỉnh cho thêm thịt, cá, rau giúp bé được đổi vị thường xuyên.

2.5. So sánh về lợi ích kinh tế

Về giá cả thì bột ăn dặm chế biến sẵn có giá cao hơn so với bột ăn dặm mẹ tự làm. Nhưng về thời gian chế biến thì bột ăn dặm bán sẵn sẽ tiết kiệm được thời gian chế biến, thích hợp với những cha mẹ bận rộn.

Nên dùng bột ăn dặm chế biến sẵn hay tự làm cho bé là tốt nhất?
Nên dùng bột ăn dặm chế biến sẵn hay tự làm cho bé là tốt nhất?

3. Những lưu ý khi pha bột ăn dặm cho bé

Với những thông tin trên, chắc hẳn mẹ đã biết có nên mua bột ăn dặm cho bé hay không rồi đúng không nào? Thực tế, bột ăn dặm bán sẵn vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, nhưng vì các nguyên liệu là nhà sản xuất tự kết hợp nên với những mẹ muốn chủ động hơn trong việc kết hợp nguyên liệu, đổi vị cho bé thì có thể chọn cách tự làm bột ăn dặm. Khi tự làm bột ăn dặm tại nhà, các mẹ cần lưu ý những điều sau.

3.1. Chú ý tới khẩu vị của bé

Nhiều chia sẻ cho thấy, mẹ nên làm bột ăn dặm từ ngọt với mặn. Bởi bé đang quen với vị ngọt nhạt của sữa mẹ, bột ăn dặm ngọt giúp bé thích nghi tốt hơn. Sau khi bé đã quen với bột ăn dặm thì mẹ hãy chuyển dần sang vị mặn để bé có thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn.

3.2. Cho bé ăn ít và theo dõi

Khi mới bắt đầu cho bé ăn bột ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn ít. Có thể ăn ở bữa phụ rồi theo dõi xem bé có thích ăn không, thích ăn vị gì, không thích ăn vị gì. Sau đó, mẹ cho bé ăn nhiều dần lên làm bữa chính, tăng các vị bé thích ăn.

3.3. Làm bột nhuyễn, không quá đặc

Một điều quan trọng mẹ nên lưu ý là bột ăn dặm của bé nên xay nhuyễn, không lợn cợn vì dạ dày của bé còn yếu, bột lợn cợn khiến bé khó tiêu hóa. Ngoài ra, bột nên đặc vừa đủ, không nên quá đặc khiến bé khó nuốt, nặng bụng và khó tiêu hóa.

3.4. Kết hợp thêm dầu dinh dưỡng

Mẹ nên mua các loại dầu ăn cho trẻ em vì những loại dầu này an toàn cho bé hơn dầu ăn thông thường. Dầu ăn bổ sung chất béo, hòa tan vitamin giúp bé hấp thu tốt hơn. Nhiều loại dầu ăn còn bổ sung thêm DHA giúp bé phát triển não bộ.

3.5. Nguyên liệu cần tươi mới, phù hợp với trẻ

Nguyên liệu để làm bột ăn dặm cho bé nên là đồ tươi mới, có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu mẹ bổ sung thêm thịt, cá, tôm thì các thực phẩm này phải sạch, không được ôi thiu. Nếu bổ sung thêm rau thì mẹ nên lấy rau non với lượng vừa phải để bé không bị tiêu chảy.

3.6. Không nên nêm thêm gia vị vào bột của bé

Đây cũng là một trong những vấn đề mà các bà mẹ khá lo lắng không biết bột ăn dặm có tốt không vì các mẹ khó có thể biết được trong các bột bán sẵn có gia vị hay không. Do đó, nếu tự nấu bột ăn dặm cho bé thì các mẹ không nên nêm thêm gia vị vì dạ dày của bé chưa hấp thu được các chất có trong gia vị, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Bột ăn dặm của bé nên xay nhuyễn, không quá đặc
Bột ăn dặm của bé nên xay nhuyễn, không quá đặc

4. Hướng dẫn cách làm bột gạo ăn dặm nhiều dinh dưỡng tại nhà cho bé

4.1. Chuẩn bị nguyên liệu

– Gạo tẻ hạt trắng, to, có mùi thơm kích thích bé.

– Muối tinh sạch: một thìa cà phê

Máy xay sinh tố hoặc máy nghiền

– Rây lọc hoặc bao lọc bằng vải

– Đĩa đựng bột

4.2. Cách bước làm bột gạo ăn dặm cho bé

Bước 1: Làm sạch gạo, bỏ hết trấu, thóc rồi cho gạo với nước muối pha loãng. Rửa sạch gạo với nước muối rồi rửa lại với nước sạch. Sau đó cho gạo và đổ nước tối thiểu phải ngập bề mặt gạo. Để gạo ngâm qua đêm để gạo nở lớn nhất có thể.

Bước 2: Vào sáng hôm sau bạn vớt gạo ra và rửa lại thật sạch với nước. Sau đó cho gạo vào chậu nhỏ, đổ nước ngập bề mặt gạo. Tiếp theo, nếu có máy xay thì bạn xay gạo thật nhuyễn. Bạn nên xay hai lần để bột được nhuyễn hơn. Còn nếu không có máy xay bạn có thể đến các cửa hàng xay nghiền bột.

Bước 3: Dùng rây lọc hoặc bao lọc bằng vải để lọc bột để có bột thật mịn. Cuối cùng, cho bột đã lọc được này vào đĩa lớn và mang ra phơi nắng từ hai đến ba lần. Hoặc bạn có thể dùng máy sấy để sấy bột cho nhanh khô. Việc làm khô bột giúp bột ăn dặm không bị nấm mốc. Sau khi bột khô, bạn bảo quản vào túi bóng kín hoặc để trong hộp thủy tinh.

4.3.Cách nấu bột ăn dặm ngon hơn

Để bột ăn dặm cho bé được ngon và nhiều dinh dưỡng hơn mẹ có thể kết hợp xay thêm các hạt ngũ cốc khác như hạt sen, đậu xanh, đậu đen… Tuy nhiên, mẹ nên kết hợp vừa đủ, không quá nhiều dẫn đến biến chất và mất mùi vị thơm ngon của gạo.

Khi nấu bột ăn dặm cho bé, mẹ cho thêm thịt, cá, tôm, rau xay nhuyễn vào nấu cùng để bổ sung dưỡng chất đầy đủ cho bé. Mẹ nên đảo đều tay để tránh bột bị vón cục. Đun sôi tầm 10 phút là mẹ có thể tắt bếp, để nguội vừa đủ và cho bé thưởng thức được rồi.

Bột gạo ăn dặm cho bé với dinh dưỡng đủ đầy
Bột gạo ăn dặm cho bé với dinh dưỡng đủ đầy

Hi vọng với những thông tin trên, các bậc cha mẹ đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bột ăn dặm có tốt không. Bột ăn dặm của Nestle  hay bột ăn dặm quen thuộc các mẹ hay dùng của HiPP,… hiện vẫn là sự lựa chọn của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Để bé được thưởng thức được nhiều món bột ăn dặm ngon hơn thì các mẹ khéo tay có thể trổ tài tự làm bột ăn dặm cho bé ở nhà theo hướng dẫn ở trên nhé. Chúc các mẹ có được những món bột ăn dặm ngon, nhiều dinh dưỡng nhất cho con!

Tin tức liên quan
Bột ăn dặm Nestle Crelac có những loại nào?

Bột ăn dặm Nestle Crelac có những loại nào?

Bột ăn dặm Hipp và những điều mẹ cần biết

Bột ăn dặm Hipp và những điều mẹ cần biết

Bột ăn dặm Hipp loại nào ngon?

Bột ăn dặm Hipp loại nào ngon?

Bột ăn dặm Nestle có ưu và nhược điểm gì?

Bột ăn dặm Nestle có ưu và nhược điểm gì?

Bột ăn dặm Hipp có tốt không?

Bột ăn dặm Hipp có tốt không?

Review chi tiết cách pha bột ăn dặm Nestle Nga đúng cách

Review chi tiết cách pha bột ăn dặm Nestle Nga đúng cách

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất