Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Là một trong những bộ phận giữ vai trò quan trọng trong quá trình đốt nhiên liệu, lọc gió xe máy giúp lọc sạch những bụi bẩn của không khí đi vào buồng đốt nhiên liệu, từ đó vừa làm tăng hiệu quả đốt xăng, vừa giúp cho động cơ luôn sạch sẽ, và tăng tuổi thọ hoạt động.
Giữ vai trò quan trọng như thế, nên người dùng luôn muốn mua những tấm lọc gió tốt nhất cho xe máy của mình. Nhưng có những loại lọc gió xe máy nào trên thị trường và lọc gió xe máy loại nào là tốt nhất? Cùng Websosanh tìm hiểu về các loại lọc gió xe máy có mặt trên thị trường và chọn mua cho mình chiếc lọc gió tốt nhất.
Lọc gió khô xe máy
Lọc gió khô xe máy có thể vệ sinh khi bị bẩn
Đây là loại lọc gió khá phổ biến, và phổ biến ở những dòng xe máy số đời đầu. Lọc gió xe máy khô thực chất là tấm giấy (kiểu dạng giấy trong bao xi măng nhưng dày hơn) được gấp các nếp, và được đặt trên một mặt phẳng.
Nhưng “tấm giấy” trên đây không đơn giản, nó cấu thành từ 2 phần:
– Phần lưới lọc gió lỗ lớn: phần này giúp hút gió nhiều vào buồng đốt
– Phần lưới mắt nhỏ, mịn: đây chính là bộ phận giữ lại những hạt bụi nhỏ nhất, ngăn không cho vào buồng đốt.
Trong quá trình hoạt động, lọc gió khô sẽ giữ lại bụi, bẩn ngăn không cho bụi bẩn vao trong buồng đốt nhờ vào các lưới lọc thông minh của mình.
Nhược điểm của loại này là do có quá nhiều lưới lọc, nên ngăn cản lượng gió vào bên trong buồng đốt. Nhưng ưu điểm của lọc gió khô là bạn có thể vệ sinh, rửa để tái sử dụng.
Tham khảo thêm Giá lọc gió xe máy Honda
Lọc gió ướt xe máy
Một loạt lọc gió ướt (lọc gió dầu)
Được gọi là lộc gió ướt, vì ngoài tấm giấy lọc gió (có thể làm từ các loại đệm, bông mút,…), loại lọc gió ướt còn được tẩm dầu (loại dầu đặc biệt khác với các loại dầu máy thông thường).
Khác với loại lọc gió khô lọc gió ướt giữ lại hạt bụi trên bề mặt nhờ dầu trong tấm giấy lọc gió. Theo đó, lượng khí vào trong lọc gió ướt sẽ được nhiều hơn so với các loại lọc gió khô, và đây cũng là lý do mà lọc gió ướt được sử dụng ở những dòng xe tay ga, hoặc có dung tích xy lanh cao hơn, vì có thể đáp ứng nhu cầu nạp khí của các dòng động cơ này.
Nhược điểm của lọc gió xe máy ướt là không thể vệ sinh, mà phải định kỳ thay thế sau khoảng 4000km đường đi.
Tham khảo thêm Giá lọc gió xe máy Yamaha
Lọc gió xe máy độ (pô Air)
Một số loại pô air K&N
Nếu là dân độ xe máy thì pô air không còn là khái niệm quá xa vời với bạn. Lọc gió độ chính là loại lọc gió được thiết kế theo cách đặc biệt, để làm tăng lượng gió vào buồng đốt, và từ đó, đáp ứng nhu cầu của những động cơ với buồng đốt được thiết kế mới, dung tích lớn hơn.
Lọc gió xe máy độ thường có thiết kế hình trụ, hoặc có thể là mặt phẳng hình thang…những loại này có diện tích lọc gió lớn hơn, làm tăng lượng khí vào buồng đốt.
Theo các chuyên gia độ xe thì việc độ pô air sẽ có 2 vấn đề:
– Đối với xe zin không thay đổi động cơ, việc lắp lọc gió độ chỉ làm xe kêu to hơn, vì làm tăng lượng gió vào buồng đốt nhưng dung tích vẫn thế nên gần như không tác dụng.
– Đối với xe độ tăng dung tích buồng đốt, thì lại cần thiết phải độ pô air, vì như thế mới đáp ứng được nhu cầu không khí nạp của buồng đốt mới.;
Các hãng lọc gió độ nổi tiếng trên thị trường mà bạn có thể tham khảo như lọc gió K&N, lọc gió DNA…được người dùng tin tưởng về chất lượng, cũng như khá êm trong quá trình hoạt động.
Trên đây là các loại lọc gió xe máy có mặt trên thị trường, mong rằng với các thông tin này bạn đã có cho mình những hình dùng về tất cả các loại lọc gió, từ đó chọn cho mình chiếc lọc gió tốt nhất.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam
O.N