Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong một vài năm đầu tiên, những bước phát triển của trẻ sẽ được đánh dấu bởi các mốc sự kiện quan trọng. Một trong những mốc quan trọng mà bạn có thể sẽ luôn luôn ghi nhớ là khi con mình bắt đầu loạng choạng những bước đi đầu tiên. Biết đi là một bước nhảy vọt lớn trong chuỗi phát triển của trẻ sơ sinh và các bậc cha mẹ thường khá lo lắng không biết khi nào con mình sẽ biết đi. Mỗi trẻ học cách đi vào từng thời điểm không giống nhau dù cho con hàng xóm đã biết đi không có nghĩa là con của bạn cũng phải như vậy! Hãy tham khảo các dấu hiệu sau đây cho thấy bé nhà bạn đã sẵn sàng để đi những bước đầu tiên và làm cách nào để bạn có thể giúp con mình và nhiều hơn thế nữa.
Khi nào con tôi sẽ biết đi?
Hầu hết mọi đứa trẻ sẽ có bước đi đầu tiên vào khoảng thời gian sinh nhật đầu tiên của chúng, nhưng cũng có thể là từ 9 tháng đến 18 tháng. Đừng lo lắng nếu con bạn chậm biết đi hơn những đứa trẻ khác. Một số đứa trẻ không bao giờ nhìn xung quanh – chúng chuyển thẳng từ đứng sang đi và đó là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng ở đây là con bạn biết cử động tay và châm nhịp nhàng khi di động. Nếu con bạn đang có những biểu hiện sau đây thì việc bé biết đi không còn là quá xa.
– Lăn lộn
– Đi ngang
– Luồn lách
– Leo cầu thang bằng tay
Hãy nhìn vào những sự tiến bộ của con bạn. Có phải tháng này con bạn làm được nhiều thứ hơn so với tháng trước? Có phải con bạn đang tự nâng cơ thể mình thêm một chút khỏi mặt đất? Nếu vậy, bạn đâu có gì phải lo lắng. Nếu vào cuối năm đầu tiên mà con bạn vẫn không có bất kỳ một nỗ lực nào giao tiếp với xung quanh thì lúc đó bạn mới nên nói chuyện với bác sĩ.
Làm thế nào để khuyến khích trẻ tập đi
Khuyến khích bé tập đi
Hầu hết các đứa trẻ sẽ mất khoảng 1000 giờ luyện tập từ thời điểm chúng tự đứng thẳng tới lúc chúng có thể tự đi một mình. Giúp con mình có những bước đi đầu tiên:
– Từ lúc sinh
Các yêu cầu quan trọng nhất để trẻ tập đi là các cơ chắc khoẻ, thể hiện ở việc nâng đầu khi chúng nằm úp. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng con bạn có nhiều thời gian nằm úp khi thức. Hãy đặt các đồ chơi thú vị và các vật ra ngoài tầm với của trẻ.
– Khi trẻ biết ngồi
Giúp trẻ cân bằng và hoạt động bằng cách lăn bóng qua lại với trẻ. Hoặc giữ một đồ chơi trước mặt trẻ và đưa nó từ bên này sang bên kia, nhằm khuyến khích trẻ nghiêng theo món đồ chơi đó. Khi trẻ ngả người về phía trước hoặc với lấy quả bóng là lúc trẻ được tập luyện phát triển sức mạnh cổ, lưng, chân và tay mạnh hơn, cũng như tăng khả năng kiểm soát hông của trẻ, tạo điều kiện để trẻ có thể nâng mình lên để đứng và ngồi xuống một cách an toàn.
– Khi trẻ biết đứng
Hãy để trẻ đi trước mặt bạn và bạn giữ tay trẻ, thỉnh thoảng bạn có thể buông một tay để trẻ thử sự cân bằng. Hoăc đứng cách trẻ một vài bước và làm trẻ thích thú khi trẻ đang đứng một mình. Hãy tặng trẻ nhiều lời động viên cũng như lời khen ngợi để trẻ hứng thú và thêm cố gắng.
– Khi trẻ bắt đầu biết đi
Sau khi đã tự đứng vững, trẻ có thể bắt đầu để lại dấu vân tay khắp nơi trên ngồi nhà bạn như thể trẻ đang khám phá từng bức tường, từng chiếc ghế ngồi đến bàn uống cà phê. Hãy giúp trẻ sắp xếp đồ đạc trong gia đình gọn gàng để trẻ có thể đi một cách an toàn trong can phòng. Trẻ vẫn chưa thể tự ngồi xuống đúng vị trí sau khi đứng vì vậy hãy gần gũi với trẻ để bạn có thể đỡ mông trẻ khi trẻ muốn ngồi tránh làm tổn thương tới trẻ.
Các biện pháp phòng ngừa an toàn
Trẻ mới bắt đầu tập đi có thể nhìn nhận xung quanh nhanh hơn những gì bạn nghĩ! Vì vậy bạn cần chú ý an toàn cho trẻ:
– Di chuyển các bàn thấp có góc sắc nhọn khó che phủ để tránh các chấn thương cho trẻ (Theo khảo sát ở bệnh viện thì các vết thương ở phần trên hoặc ở lông mày là rất phổ biến với các trẻ tập đi và người ta gọi chúng là các vết rách do bàn cà phê!)
– Hãy bỏ các đồ dùng mà dễ đổ ra vị trí khác
– Dọn các đoạn dây hoặc các vật dụng mà trẻ có thể vấp vào. Dọn các tấm thảm rời, lỏng lẻo và nhặt các đồ chơi mà trẻ lớn đã chơi.
– Khoá cửa an toàn ở trên và dưới cầu thang, giám sát trẻ bất cứ khi nào trẻ tiến gần tới khu vực cầu thang.
– Cất và khoá kỹ các hoá chật trong gia đình có thể gây hại cho trẻ.
Liệu tôi có nên mua một chiếc xe tập đi cho con mình không?
Câu trả lời là: Không. Canada đã cấm bán các dụng cụ cho bé tập đi và Viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì cũng ủng hộ sắc lệnh tương tự ở Mỹ. Mỗi năm, hàng nghìn trẻ vào viện bởi các chấn thương từ việc sử dụng khung xe tập đi do bị lật xuống cầu thang hoặc tiến lại gần bếp lò nóng.
Khung nhảy và ghế ngồi elip cũng không phải là ý tưởng tốt. Các vật dụng này giữ trẻ ở tư thế đứng, không giúp trẻ tìm hiểu nhanh hơn để biết đi. Trong thực tế, các đồ dùng này thậm chí có thể làm chậm khả năng biết đi nếu bạn sử dụng nó thường xuyên cho con bạn. Cơ thể của trẻ không được đặt đúng cách khi chúng ngồi lên một trong các đồ dùng này. Tốt nhất là bạn nên để trẻ chơi trên sàn hoặc một khu vui chơi.
Đôi giày đầu tiên của trẻ
Khi ở trong nhà, tốt nhất hãy để trẻ đi bằng chân trần. Bàn chân của trẻ có thể bám các bề mặt trơn chẳng hạn như gôc hay sàn gạch tốt hơn. Nếu bên ngoài, trẻ sẽ cần đến một đôi giày. Một đôi giầy phù hợp hoàn hảo:
– Không nên tới các cửa hàng bán giầy vào buổi sáng vì kích thước chân sẽ tăng khoảng 5% vào cuối ngày.
– Trẻ nên đứng khi thử giầy để bạn xem trẻ đi có vừa vặn không. Bạn nên dùng ngón tay cái của mình nhấn phía đầu giầy và cuối chân của trẻ, xem có đủ rộng về vừa với chân trẻ.
– Hãy để con bạn chạy xung quanh phòng thử khoảng 5 phút, sau đó tháo giầy và nhìn đôi chân của trẻ. Nếu có bất kỳ chỗ nào bị kích ứng, thì bạn hãy tránh xa các đôi giày khác bởi trẻ không thể tự tháo chung.
– Kiểm tra độ vừa vặn của giầy trẻ hàng tháng bởi chân của trẻ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Bạn hãy luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho việc đến các cửa hàng giày 2 -3 tháng một lần.
Bạn hãy kiên nhẫn để chời đợi cảm giác vui sướng với những bước đi đầu tiên của con bạn. Mỗi đứa trẻ có khung thời gian riêng để tới được mốc này. Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể làm cho con là: Khuyến khích con, đảm bảo môi trường xung quanh an toàn và chờ đợi. Chẳng bao lâu, đôi chân nhỏ bé của trẻ sẽ ghi dấu khắp ngôi nhà bạn!
Minh Hường
(Theo parenting)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam