Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trong bài viết phân biệt các dòng xe đạp thể thao, tôi có đề cập đến dòng xe đạp leo núi ( xe đạp địa hình hay MTB ) gồm có XC, trail, AM-enduro, down hill, fatbike… Khi mới nhập môn thể thao mạo hiểm này, có rất nhiều rất nhiều kiến thức, thông số của xe mà bạn cần tìm hiểu. Hôm nay Websosanh sẽ giúp bạn biết chọn xe đạp leo núi cần lưu ý điểm nào?
1. Lựa chọn dòng xe phù hợp
Với người mới bắt đầu, tôi nghĩ bạn nên lựa chọn dòng xe XC ( Cross Country ). Đặc điểm của dòng xe này là chỉ có phuộc giảm xóc nhún phía trước. Vì vậy bạn sẽ tiết kiệm chi phí so với việc chọn xe đạp leo núi có cả phuộc giảm xóc phía trước và phía sau. Ngoài ra trọng lượng xe cũng nhẹ hơn, vừa thích hợp đi phố, vừa thích hợp leo núi.
2. Không nên dùng stem liền với cổ phuộc
Thiết kế dùng stem liền với cổ phuộc giúp giảm chi phí sản xuất tuy nhiên thiết kế này rất khó lắp và bảo trì. Bạn không thể thay thế nâng cấp nếu không may hỏng hóc
3. Chon loại bánh có quick release ( thiết kế thay bánh nhanh )
Nếu có sự cố về bánh xe như thủng lốp, cong vành hay bạn muốn chở xe đạp trên xe máy hoặc ô tô. Quick release giúp bạn dễ dàng tháo lắp bánh xe.
4. Pát cùi đề tách rời.
Một số loại xe pát cùi đề dính liền vào sườn. Tuy nhiên đây là bộ phận rất dễ cong khi xe của bạn gặp tai nạn hay té ngã. Vì vậy nên lựa chọn loại xe có pát cùi đề dời, để nếu không may co gặp sự cố va chạm, pát cùi đề bị cong, bị gãy thì ta có thể thay thay thế dễ dàng.
5. Sử dụng phanh đĩa
Đối với xe đạp leo núi, phanh rất quan trọng. Bạn nên sử dụng phanh đĩa vì phanh đĩa cho lực phanh tốt hơn phanh chữ V. Nếu di chuyển trong đoạn đường sình lầy bùn đất, phanh đĩa sẽ không lo bị mất hiệu suất. Trên thị trường hiện nay có 2 loại phanh đĩa là xài dầu và xài cáp. Nếu bạn có hầu bao dư dả hãy xài phanh đĩa dầu
6. Chọn loại giò đĩa tháo dời được đĩa
Việc này dễ dàng cho bạn có thể nâng cấp bộ truyền động từ 3 đĩa sang 1 đĩa.
7. Không dùng sừng trâu ở tay lái
Nếu di chuyển nhiều ở vùng có nhiều tán cây, vật cản 2 bên, sừng trâu có thể mắc vào 2 bên và gây là té ngã. Vì vậy nếu đang leo núi, bạn hãy tháo bỏ 2 sừng trâu ở tay lái ra, trọng lượng của xe và tay lái sẽ giảm hơn nhiều.
8. Không cần chắn bùn
Lắp chắn bùn chỉ dành cho những xe địa hình đi phố mà thôi. Xe đạp leo núi không cần lắp chắn bùn vì ngoại hình xe cần khỏe khoắn. Khi té ngã rất dễ làm chắn bùn bị gãy. Nếu muốn lắp, bạn chỉ nên lắp loại bằng nhựa dẻo tránh bùn bắn lên phuộc giảm sóc thôi.
9. Không dùng chân chống
Giống như chắn bùn, chân chống chỉ dành cho xe đạp thể thao dạo phố. Chân chống sẽ trở nên nguy hiểm nếu như xe có va chạm. Đặc biệt với xe hoạt động bay nhảy nhiều, đi những đoạn đường gồ ghề, nhiều vật cản, chân chống có thể bị gạt xuống và mắc vào những vật cản trên đường.
10. Chú ý chọn size của xe
Sử dụng xe đúng sai giúp bạn có cảm giác lái tốt hơn.
Vừa rồi chúng mình đã tổng hợp những lưu ý khi chọn mua cho mình một chiếc xe đạp leo núi. Chúc bạn tìm được một chiếc xe leo núi ưng ý để bắt đầu đam mê môn thể thao mạo hiểm này.