1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Chi tiết những đồ cần mang theo khi đi phượt bằng xe máy

Sự thật thì bạn sẽ không thể mang theo "cả phòng ngủ" của mình trên đường, bởi vậy, không phải cái gì cũng nên mang đi và không phải cái gì cũng nên mang nhiều. Những vật dụng cá nhân sau đây sẽ rất cần thiết cho bạn trong chuyến đi phượt từ 3 - 5 ngày.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Với những bạn chưa bao giờ đi phượt, bên cạnh cảm giác hân hoan, hứng khởi và hồi hộp thì chắc hẳn cũng có đôi chút lo lắng và không biết mình cần phải chuẩn bị những gì cho chuyến đi đầu tiên của mình. Sự thật thì bạn sẽ không thể mang theo “cả phòng ngủ” của mình trên đường, bởi vậy, không phải cái gì cũng nên mang đi và không phải cái gì cũng nên mang nhiều. Những vật dụng cá nhân sau đây sẽ rất cần thiết cho bạn trong chuyến đi phượt từ 3 – 5 ngày.

Ba lô

Khi đi phượt bằng xe máy, mỗi người sẽ có một partner, bởi vậy, cả hai nên bàn nhau xem nên mang ba lô như thế nào cho phù hợp. Nếu quãng đường của bạn cả đi cả về chỉ khoảng 400 – 500 km thì bạn có thể mang theo mỗi người một chiếc ba lô. Một ba lô để đằng trước xe, một ba lô sẽ buộc sau xe hoặc người ngồi sau sẽ đeo.

Tuy nhiên, nếu bạn phượt nhiều và đường dài thì tốt nhất là nên dùng túi bưu tá có hai ngăn, sẽ đủ lớn để chứa đồ cho cả xế và ôm. Thực chất đây là dụng cụ mang vác tốt nhất khi đi phượt vì ba lô thường không chứa được quá nhiều và đối với người ngồi sau khi phải đeo hoặc ôm chiếc ba lô sẽ rất mệt mỏi.

Đồ điện tử

Với các đồ điện tử thì bạn nên mang theo điện thoại, sạc pin, máy ảnh, máy nghe nhạc.

– Điện thoại cần phải được sạc đủ pin khi đi và pin phải “trâu” vì trên đường không phải lúc nào cũng có thể có chỗ cho bạn sạc pin, trong khi đó nhu cầu liên lạc có thể sẽ rất lớn nếu bạn lỡ có bị lạc đường. Bạn nhớ là mang theo sạc pin, mỗi người một cái vì nếu khi đã dừng để sạc thì không phải ai cũng có thể cho bạn mượn sạc. Ngoài ra, nên chuẩn bị một cái tai nghe, đi đường xa nghe điện thoại bằng tai nghe sẽ an toàn hơn.

– Máy ảnh: bạn nên mượn một vài chiếc máy ảnh thật xịn để có thể ghi lại được những bức hình đẹp nhất. Trong đoàn cũng nên có người biết chụp ảnh. Nhớ là phải mang theo sạc đấy nhé!

– Máy nghe nhạc: Trong những lúc đi đường xa như thế này, cả người lái và người ngồi sau đều rất dễ buồn ngủ. Vì vậy nghe nhạc cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

Đồ dùng cá nhân

– Kính: Đi đường xa, đặc biệt là những tuyến đường bụi hoặc khi thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là vô cùng quan trọng. Nếu bạn phượt cả ban đêm lẫn ban ngày thì hãy chuẩn bị cả kính ban ngày và kính ban đêm. Kính ban ngày có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu, trong khi đó kính ban đêm thì nên là kính trắng.

– Găng tay: Khi đi xe, lái xe nên chuẩn bị găng tay, có thể là găng tay da hoặc găng tay len. Tốt nhất là nên có hai đôi để có thể thay đổi khi gặp mưa hoặc sương.

– Khẩu trang. Với người ngồi trước, bạn nên mang theo khẩu trang bằng vải vì khẩu trang y tế sẽ không thể chịu được bụi bẩn trong thời gian dài. Nếu đi 3 – 5 ngày thì cần ít nhất 3 – 4 cái khẩu trang. Với người ngồi sau, bạn có thể sử dụng bất kỳ khẩu trang nào bạn cảm thấy thoải mái.

– Giày dép:

+ Giầy đi đường: Nên dùng giày thể thao hoặc giày leo núi

+ Dép nhựa: nên mang thêm đôi trong Balô để lội suối hoặc đến nhà nghỉ dùng cho tiện.

+ Ủng cao su: nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn.

+ Ủng nilon: để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy thích) để chống mưa, có điều nhanh rách nên sẽ cần mỗi người vài đôi.

– Bọc đầu gối và khuỷu tay (phòng khi bị ngã, giống như cầu thủ vậy, có thể bạn không cần nhưng có sẽ an toàn và tốt hơn)

– Khăn quàng cổ: Nếu đi đường xa hãy chuẩn bị khăn vải hoặc khăn rằn vì khăn len sẽ rất lâu khô nếu bị ướt.

– Quần áo:

+Quần áo đi đường: quần áo dài và dày chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Bạn đi khoảng 3 – 5 ngày thì khoảng 3 bộ là vừa đủ

+ Áo mưa: Nên mua áo mưa bộ, vừa chống nước vừa chống gió rất tiện dụng
 (Không chơi áo mưa giấy hay loại cánh dơi, xẻ tà, tung bay rất cản gió và nguy hiểm).


+ Quần áo mặc bên trong: mỗi ngày 1 bộ

+ Quần áo mặc đi ngủ: 1 bộ


+ Áo len: 2 chiếc

+ Áo gió: 1 chiếc

+ Bịt tai: nếu trời lạnh thì không thể thiếu cái này.

+ Tất: 3 – 5 đôi để thay đổi

– Đồ vệ sinh cá nhân: Bạn cần mang khăn mặt, bàn chải, xà phòng, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, sữa rửa mặt… Nói chung là bạn cần gì thì cứ mang đi. Nếu sợ không đủ chỗ để thì nên chiết ra chai/ lọ bé hơn.

Một số đồ dùng cần thiết khác

– Túi sơ cứu chấn tương:

+ Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp)….


+ 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, đi đường dài, dầu gió, cần cả vài gói Arezon (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước.

– Túi nilon

+ Túi nilon to dùng để bọc balo

+ Túi nilon cỡ nhỏ và vừa dùng để chứa quần áo bẩn và rác.

– Một số dụng cụ như: dao; kéo; đèn pin; máy sấy tóc (đặc biệt cần, vì ngoài việc dùng để sấy tóc còn cần dùng khi sương mù hay mưa làm ướt sạch những thứ cần khô)

– Giấy ướt, giấy lau

Đồ ăn

– Socola: cung cấp năng lượng và giúp tỉnh táo

– Bánh kẹo: có thể ăn loại bánh có nhiều năng lượng, kẹo bạc hà giúp tỉnh táo…

– Đồ ăn đóng hộp: bạn có thể chuẩn bị thịt hộp hoặc một số loại đồ ăn đóng hộp khác để mang theo.

– Bánh mì. Tốt nhất là mua bánh mì, vừa dễ ăn lại giúp nạp năng lượng tốt.

– Nước uống: cần có nước lọc và nước tăng lực. Mỗi người nên tự mang theo một chai 0.5 lit, ngoài ra nên mua thêm bình giữ nhiệt để pha cà phê, mang theo khi đi đường vì chắc chắn bạn sẽ buồn ngủ đấy.

– Ngoài ra, bạn thích ăn thứ gì có thể mua để mang theo. Ví dụ như hoa quả hay thạch…

Trên đây là list những đồ dùng bạn nên mang theo cho chuyến đi phượt của mình. Khá phức tạp và nhiều đồ, nhưng bạn đừng chủ quan nhé!

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Áo mưa giấy có thực sự rẻ và tiện lợi?

Áo mưa giấy có thực sự rẻ và tiện lợi?

Hướng dẫn cách chọn áo mưa trẻ em

Hướng dẫn cách chọn áo mưa trẻ em "chuẩn không phải chỉnh"

10 mẹo nhỏ giúp quần áo thơm tho trong những ngày mưa

10 mẹo nhỏ giúp quần áo thơm tho trong những ngày mưa

Cách sử dụng và bảo quản áo mưa trường kỳ với thời gian

Cách sử dụng và bảo quản áo mưa trường kỳ với thời gian

Top 3 áo chống nắng nam 2017 đang

Top 3 áo chống nắng nam 2017 đang "làm mưa làm gió" thị trường Việt Nam

7 phong cách thời trang cần tránh trong những ngày mưa bão

7 phong cách thời trang cần tránh trong những ngày mưa bão

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất