1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Tùy từng thời điểm trong ngày mà chỉ số đường huyết có thể lên xuống khác nhau, và do đó, tùy từng lúc đo đường huyết mà bạn kết luận tình trạng đường huyết của mình có bình thường hay không

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Bệnh tiểu đường ngày một phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, với những ca mắc mới ngày càng phổ biến. Chính vì thế, tiểu đường không còn là khái niệm quá xa vời với cuộc sống của mỗi chúng ta, mà nó gần hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, có một vấn liên quan mật thiết tới tiểu đường đó là chỉ số đường huyết – một khái niệm đáng lẽ cần hiểu rõ hơn thì nhiều người lại không rõ nhiều nhất. Chính vì thế, hàng loạt các câu hỏi như đường huyết là gì? chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?….

Cùng Websosanh tìm hiểu về chỉ số đường huyết

Bảng chỉ số đường huyết

Bảng chỉ số đường huyết

Đường huyết là gì?

Trong y học, đường huyết là một thuật ngữ chỉ hàm lượng đường có trong máu. Thường được tính bằng đươn vị mmol/l tức là milimol đường glucose có trong 1 lít máu của cơ thể, ngoài ra cũng có đơn vị mg/dl…

Đường Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nhiên liệu chính cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ.

Chỉ số đường huyết trong máu luôn luôn thay đổi, tăng lên hoặc hạ xuống tùy vào thời điểm và tình trạng sức khỏe của con người, tuy nhiên nếu đường huyết tăng lên hoặc giảm xuống quá nhiều mức độ bình thường thì đó là một dấu hiệu bất bình thường của sức khỏe con người.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Theo các bác sĩ, tùy từng thời điểm trong ngày mà chỉ số đường huyết có thể lên xuống khác nhau, và chỉ số đường huyết bình thường cho từng thời điểm cụ thể như sau:

– Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).

– Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Như vậy, những chỉ số đường huyết nằm ngoài mức này có thể coi là không bình thường, và đó cũng chính là dấu hiệu sức khỏe chúng ta không được tốt. Trong đó, tăng đường huyết và hạ đường huyết là 2 trường hợp khá nguy hiểm cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra chỉ số đường huyết của cơ thể.

Với máy đo đường huyết, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết của mình

Với máy đo đường huyết, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết của mình

Tăng đường huyết và sự nghiêm trọng của đường huyết tăng

Đường huyết tăng cao là hiện tượng có quá nhiều đường Glucose trong máu, khi chỉ số đường huyết tăng cao đến một mức độ nhất định- vào khoảng 11 millimoles / lít (mmol / L) sẽ kéo theo những triệu chứng bất thường như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, khát nước và cảm thấy mệt mỏi.

Đối với người bệnh tiểu đường, tăng đường huyết là một cơn ác mộng giữa đời thực, vì khi mắc chứng tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuyp 2 cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của insulin hoặc không sản xuất đủ lượng insulin để kiểm soát chỉ số đường huyết dẫn đến tình trạng đường Glucose có xu hướng tích tụ nhiều trong máu khiến đường huyết càng tăng cao thêm và kéo theo là hàng loạt biến chứng đáng sợ như : bệnh tiểu đường toan Ceton, các bệnh về tim mạch, chứng đục thủy tinh thể..vv.vv.

Người tiểu đường cần có một thực đơn đặc biệt cho bản thân để hỗ trợ kiểm soát hiện tượng chỉ số đường huyết tăng cao, tránh các biến chứng đáng sợ nêu trên.

Trong nhiều trường hợp người tiểu đường bị đường huyết cao được phát hiện sớm, chúng ta có thể điều trị bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống- chế độ ăn chay, tránh các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất ngọt và thêm vào thực đơn các siêu thực phẩm như hạt ngũ cốc Salba được khuyến khích thực hiện, đồng thời kết hợp với việc vận động cơ thể cũng như tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng.

Tùy từng thời điểm đo đường huyết mà bạn có được chỉ số đường huyết bình thường là khác nhau

Tùy từng thời điểm đo đường huyết mà bạn có được chỉ số đường huyết bình thường là khác nhau

Hạ đường huyết và sự nghiêm trọng của hạ đường huyết

Ngược lại với trường hợp đường huyết cao là hạ đường huyết, đây là hiện tượng chỉ số đường huyết giảm xuống đột ngột quá ngưỡng bình thường- giảm xuống dưới mức 70mg/dl.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạ đường huyết đó là do dùng quá liều insulin hoặc thuốc uống, tiêm insulin không đúng cách- trường hợp thường gặp ở người tiểu đường.

Triệu chứng của hạ đường huyết chia ra làm 3 mức độ:

Nhẹ: Cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, đau bụng, ra nhiều mồ hôi, run tay, xuất hiện cảm giác mệt mỏi

Trung bình: Rối loạn giấc ngủ, các biểu hiện bất thường về thần kinh, thay đổi tính tình, dễ bị kích động, giảm hoạt động trí tuệ.

Nặng: Bị kích động mạnh, dấu hiệu liệt nửa người, co giật hoặc hôn mê sâu. Bệnh tiến triển kéo dài có thể gây phù não hoặc di chứng thần kinh vĩnh viễn.

Trong một số trường hợp, hạ đường huyết là hậu quả của việc nhịn ăn giảm cân không đúng cách, để tránh bị hạ đường huyết vì lý do này chúng ta cần có một chế độ ăn giảm cân với những thực phẩm giảm cân hiệu quả và khoa học hơn.

Trên đây là những điều cần biết về đường huyết và các chứng, tăng – hạ đường huyết, mong rằng với thông tin trên đây bạn đã có cho mình những thông tin chính xác để tự theo dõi sức khỏe của mình

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Nguồn: Tổng hợp

Tin tức liên quan
Điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường

Điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường

Phát hiện tiểu đường bằng cách nào

Phát hiện tiểu đường bằng cách nào

Mua máy đo đường huyết nào tốt nhất 2016?

Mua máy đo đường huyết nào tốt nhất 2016?

Chỉ số đường huyết thế nào là bình thường?

Chỉ số đường huyết thế nào là bình thường?

Top 3 máy đo đường huyết tốt được ưa chuộng nhất

Top 3 máy đo đường huyết tốt được ưa chuộng nhất

Cách sử dụng máy đo đường huyết cho các loại máy thông dụng

Cách sử dụng máy đo đường huyết cho các loại máy thông dụng

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất