1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cấu tạo của một chiếc tã giấy gồm có những thành phần gì ?

Chọn cho bé một loại bỉm tã giấy có cấu tạo tốt sẽ giúp bé yêu nhà bạn phát triển tối ưu và thoải mái nhất.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

 

Lớp bề mặt của tã giấy

Bề mặt tã giấy là một bộ phận nhỏ trong sản phẩm bỉm tã nhưng lại quyết định đến cảm nhận của con khi bé dùng bỉm. Một chiếc bỉm giấy tốt sẽ có bề mặt thoáng mịn để không cọ xát vào da bé khi bé chuyển động và không thấm ngược lại chất lỏng vào người bé gây lạnh vào mùa đông hay hăm tã viêm da gây đau đớn cho con.

Xét về độ mềm mịn cho làn da của con thì các loại bỉm giấy sử dụng bề mặt bông đứng đầu trong sự lựa chọn, làn da mỏng manh của bé sẽ không bị chà sát và luôn thông thoáng tự nhiên, tuy nhiên loại này lại dễ bị thấm ngược và dính ướt khiến bé có cảm giác khó chịu.

Những loại sản phẩm tã giấy ít bông mềm mịn tương đối ổn khi dùng cho hầu hết các bé, dù không tốt như loại bằng bề mặt bông tự nhiên, nhưng sản phẩm mặt ít bông, làm từ vải không dệt lại có khả năng chống tràn ngược tốt lại không bết dính vào da bé khi bé tè nhiều lần. Như vậy, khi dùng cho bé trong nhiều giờ, tiết kiệm chi phí và thời gian thay thế thì sự tiện lợi của loại tã giấy bằng vải không dệt đáng lưu tâm hơn.

Lõi thấm hút làm nên chất lượng của tã giấy

Đây chính là bộ phận tạo nên sự khác biệt và tiện lợi của tã giấy so với tã vải trước đây. Thành phần của bỉm tã là bột giấy, bông và hạt thấm hút, cả 3 chất này đều có công dụng thấm hút nước thải của bé với đặc điểm khác nhau bổ sung và hỗ trợ cho nhau.

Hạt thấm hút có tên gọi là Super Absorbent Polymer (SAP), đây là chất đã được kiểm định là an toàn cho bé, có khả năng ngậm nước và trương nở gấp nhiều lần trọng lượng ban đầu.

Sự phân biệt giữa một chiếc tã bỉm giá rẻ và sản phẩm cao cấp nằm chủ yếu ở thành phần bông và chất thấm hút cũng như tỉ lệ của hai chất này. Càng nhiều hạt thấm hút thì bỉm càng giữ được mông bé khô thoáng trong nhiều giờ và giá thành sẽ cao hơn nhiều so với loại bỉm có chứa nhiều bông.

Lớp đáy thoát ẩm và chống thấm nước

Hầu hết các loại tã giấy hiện nay đều có một lớp chống thấm nước ở vỏ ngoài cùng. Lớp này thường được làm bằng các chất liệu đặc trưng từ plastic. Bên cạnh đó những sản phẩm chất lượng cao đều có màng đáy được thiết kế có khả năng thoát hơi ẩm giúp bé không bị hầm bí, khó chịu khi sử dụng.

Những bộ phận khác của tã giấy

Những bộ phận phụ khác không yêu cầu quá gắt gao về chất lượng như đai thun, đai dán, vách chống tràn … cũng là những chi tiết cần có của một chiếc bỉm tã dán. Khi mẹ dùng cho bé, sản phẩm sẽ ôm sát trên cơ thể bé để không bị xô lệch và tràn bỉm, bé sẽ hoạt động thoải mái mà không lo bị tuột bỉm hay vướng víu khi bé trong giai đoạn tập bò, tập đi.

 

Tin tức liên quan
Tã giấy hữu cơ Bambo Nature - lựa chọn mới của mẹ dành cho bé

Tã giấy hữu cơ Bambo Nature - lựa chọn mới của mẹ dành cho bé

Top 5 thương hiệu tã dán trẻ em hữu cơ an toàn cho bé

Top 5 thương hiệu tã dán trẻ em hữu cơ an toàn cho bé

Tã dán Bambo Nature – Tã dán hữu cơ số 1 cho bé

Tã dán Bambo Nature – Tã dán hữu cơ số 1 cho bé

Tất tần tật về tã dán hữu cơ ENBLANC Keep Friend cao cấp

Tất tần tật về tã dán hữu cơ ENBLANC Keep Friend cao cấp

Review tã dán Moony Natural hữu cơ của Nhật và cách dùng

Review tã dán Moony Natural hữu cơ của Nhật và cách dùng

Màng phụ trong bỉm tã giấy trẻ em là gì ?

Màng phụ trong bỉm tã giấy trẻ em là gì ?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất