Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Card onboard– IGP hoặc card màn hình độc lập – Card màn hình rời làCard màn hình có thể tích hợp trên Mainboard. Các nhà sản xuất chủ yếu gồm Intel, Nvidia, Ati và VIA. Trên thị trường quốc tế và ngay cả Việt Nam hiện nay, Intel chiếm thị phần rất lớn ở mảng đồ họa này do card màn hình được tích hợp trực tiếp vào mainboard và bán ở các PC giá rẻ, có ngay cả trong các loại laptop bình dân. Tiếp đến là Nvidia và Ati còn VIA chiếm một thị phần nhỏ.
Cardonboard
Khi mua card màn hình onboard hãy nhớ lựa chọn loại card màn hình có hỗ trợ HD để xem video có độ phân giải HD và 3D. Trong một số Netbook có đồ họa tích hợp không hỗ trợ HD, họ bắt buộc phải thêm chip Broadcom Crystal HD để hỗ trợ cho việc xem video HD.
Card màn hình rời các chip đồ họa rời (GPU) chủ yếu do ATI và NVIDIA sản xuất với thương mại là Radeon HD và GeForce. Hiện nay, AMD đã sở hữu nhà sản xuất card màn hình ATI từ năm 2010. Cùng năm 2010, AMD đã loại bỏ nhãn hiệu ATI để thay thế bằng nhãn hiệu AMD.
Card màn hình rời Nvidia
Những thông số cần biết khi chọn mua card màn hình rời:
Bộ xử lý GPU: GPU chính là bộ phận tạo nên sức mạnh của card màn hình rời. Nvidia và Ati đang cố gắng chạy đua để cho ra mắt những GPU cao cấp có tốc độ xử lý nhanh, ít hao điện và hỗ trợ tốt nhất cho người dung. Song song với những cấu trúc mới để có hiệu suất cao thì vấn đề về điện năng cũng được quan tâm.
Bộ nhớ Ram:có thể nói Ram là một phần quan trọng của card màn hình. Bộ nhớ càng nhiều và tốc độ càng cao sẽ hỗ trợ rất nhiều có việc tính toán và xuất dữ liệu ra mà hình. Đó là lý do tại sao các card đồ họa đời mới thường chứa nhiều Ram.
Với những Card màn hình ngày nay giao diện kết nối với Motherboard đều thông qua kiểu PCI Express. Với những loại Motherboard đời trước còn có khe AGP 8x nhưng loại Card màn hình AGP 8x cũng còn rất hiếm và hầu như chỉ có một hoặc hai nhà sản xuất có mà thôi.
Chân cắm card màn hình
Với giao diện PCI Express loại 2.0 là mới nhất có băng thông lớn gấp hai so với loại PCI Express 1.0 . Nhiều Motherboard trang bị một , hai , thậm chí lên tới 04 khe PCI Express x16 và khi ấy người dùng phải mua Card màn hình với giao diện phù hợp để sử dụng
.
Tuy nhiên có một số Motherboard lại có khe cắm PCI Express x1 hoặc x4 và nếu như người mua có nhu cầu mở rộng thêm màn hình hiển thị mà không cần nhiều tới sức mạnh tính toán của GPU thì có thể mua những Card màn hình dùng giao diện x1 hoặc x4 tương ứng . Những Card màn hình dùng giao diện PCIe x1 hoặc x4 nói chung là ít vì nhu cầu khối khách hàng này rất hạn chế .
Bộ nguồn chính: Yêu cầu về điện năng đang trở thành mối quan tâm lớn khi mà các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và cũng “ăn” nhiều điện hơn. Các nhà sản xuất đã in khuyến cáo về bộ nguồn (Power Supply Unit – PSU) cần có ngay trên hộp của card. Con số này thường lớn hơn con số tối thiểu một chút để đề phòng trường hợp PSU kém chất lượng hoặc hệ thống bị quá tải do sử dụng quá nhiều thiết bị.
Card đồ họa tầm trung và cao cấp thường yêu cầu PSU từ 400-500W trong khi để thiết lập đồ họa kép như sử dụng CrossFire Radeon X1900 XTX cần bộ nguồn tối thiểu là 550W.
Bộ nguồn phụ: Trong nhiều Card màn hình rời nhất là loại cao cấp thông thường sẽ cần có thêm đầu nối nguồn phụ để cung cấp thêm điện năng khi mà giao diện PCIe không đủ công suất . Mỗi khe PCIe thường chỉ cấp điện năng 150W , nếu Card màn hình yêu cầu công suất lớn hơn 150W thì nó sẽ có thêm đầu nối nguồn phụ . Khi đó người dùng cần xác định xem bộ nguồn máy tính của mình có đủ công suất cấp cho toàn bộ hệ thống hay không nhất là với cấu hình sử dụng nhiều Card màn hình trên một hệ thống .
Các kiểu chân cắm nguồn trên Card màn hình
Hãy chắc chắn với nhu cầu của bạn: Bạn là một người ham mê game và chơi những game mới nhất là thú vui của bạn. Vậy hãy cẩn thận với các hệ thống lắp ráp sẵn và chú ý tới phần tùy chọn đồ họa. Nếu như phần này chỉ có “Integrated graphics”, “video onboard” hay “đồ họa tích hợp” thì nó hoàn toàn không phù hợp với bạn đâu mà hãy tìm một hệ thống khác có card đồ họa thực sự.
(Tổng hợp)