1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách xử lý âm thanh hiệu quả cho dàn karaoke chuyên nghiệp (Phần 2)

Tiếp nối phần 1, phần 2 này sẽ đem đến cho bạn cách xử lý âm thanh phòng karaoke chuyên nghiệp đủ đầy nhất, đảm bảo chất lương tối ưu cho mọi thiết bị âm thanh.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Xử lý hiệu quả phản xạ âm từ trần và sàn nhà

Như đã nêu, phản xạ âm thanh từ tường, trần và sàn nhà ảnh hưởng khá rõ rệt đến chất lượng âm thanh nghe được nên việc tùy chỉnh các thiết bị âm thanh không quá dễ dàng.

Tuy nhiên, xử lý phản xạ sàn khá dễ dàng và đơn giản bằng cách đặt một tấm thảm trên sàn để hấp thu hầu hết âm dội. Một điều thú vị là mỗi loại thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp, do các sợi trong thảm len có chiều dài và độ dày khác nhau, do đó hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp.

Phản xạ âm trần ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ sàn vì khoảng cách giữa loa tới trần nhỏ hơn giữa loa và sàn, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sai pha ít hơn. Nếu trần hơi nghiêng thì đặt loa phía trần bị nghiêng sẽ có lợi hơn. Thông thường, góc nghiêng của trần sẽ hướng âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Tuy nhiên, việc xử lý lắp đặt dàn karaoke phản xạ từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường bên, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe.

Tình trạng dội ngược âm thanh xử lý ra sao?

Sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong phòng nghe nhạc, phòng karaoke là các bức tường song song, không được xử lý. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh lưu lại trong trong không gian một lúc lâu sau khi hành động vỗ tay đã dừng.

Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dừng hẳn. Hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn với âm thanh gốc. Cần xử lý tiêu âm, tán âm lên các bề mặt tường để loại bỏ tạp âm. Làm cho người nghe thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn, đủ đầy nhất.

Cách âm hiệu quả trong phòng hát karaoke, loại bỏ tối đa tạp âm

Cách âm là phương pháp giải quyết nhiễu âm tốt nhất. Về mặt lí luận độ cứng của vật liệu càng cao thì hiệu quả cách âm càng tốt. Phương pháp cách âm thường gặp nhất là khung xương thép nhẹ bề mặt vách tường thạch cao bên trong hay bông thủy tinh hút âm tỉ trọng thấp. Cách làm này tuy vẫn đạt được hiệu quả hút âm và cách âm nhưng nhiễu âm vẫn còn nhiều.

Phương pháp kiểm tra hiệu quả cách âm là: ở cách cửa 1 mét đo lượng âm suy giảm. Ví dụ cấp thanh áp trong phòng là 90dB, từ khoảng cách 1m so với cửa ở ngoài phòng có cấp thanh áp là 60dB thì lượng cách âm là 30dB.

Vách tường cách âm có thể được coi là “cao cấp” khi sử dụng cho các phòng karaoke chuyên nghiệp ở thời điểm này, sản phẩm thuộc vật liệu cách âm hiện đại, 2 bên là tấm HDF( High density fibreboard, tấm tỉ trọng cao) bên trong là XPE có tác dụng cách âm, độ dày loại tường này càng lớn thì hiệu quả cách âm càng cao.

Và đứng đầu trong danh sách vật liệu cách âm giá rẻ là loại tường gạch đỏ rỗng 2 lớp, giữa 2 bức tường có thể để trống hoặc chèn xốp bọt biển. Loại tường phân vùng này cần sát với trần, ở những chỗ cần đi ống thông gió hoặc đường dây thì đục lỗ xuyên qua. Cần chú ý tính khép kín đường ống, nếu không vẫn có thể xảy ra tình trạng nhiễu âm, không đảm bảo độ lọc âm tối đa.

Xử lí cách âm ở cửa thông phòng cũng là vấn đề khá phức tạp. Đối với phòng thu âm, nên sử dụng loại cửa cách âm chuyên dụng, hiệu quả cách âm rất tốt, nhưng giá thành khá cao khó có thể phổ biến cho phòng Karaoke. Phương pháp phổ biến là sử dụng loại cửa nguyên tấm, bên các cạnh cửa lót gioăng cao su ôm vào các khe cửa để không chừa ra những khe hở không khí và kết hợp các vật liệu hút âm hiệu quả cách âm cũng khá tốt.

Tăng cường âm thanh dội hay độ hút âm?

Như đã nêu, ảnh hưởng dội âm từ sàn, tường, trần nhà là không hề nhỏ. Đồng thời, độ hút âm từ bên ngoài hay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh. Như vậy thời gian dội âm chừng nào là vừa phải?

Thời gian dội âm thích hợp cho phòng Karaoke là 0.5-1 giây. Có thể thấy, thời gian dội âm cho phòng karaoke không nên quá dài. Thời gian dội âm có liên quan đến kích cỡ phòng, phòng càng lớn thì thời gian dội âm càng dài. Thường thì phòng hát karaoke không quá 100m2, khi hát mỗi giây có khoảng 2-3 từ. Giả thiết mỗi giây phát ra 2 từ, thời gian dội âm là 2 giây, như vậy, khi âm thứ nhất được phát ra thì vẫn còn vang thêm 1 giây, lẫn vào với âm thứ 2, gây ra sự nhiễu âm không cần thiết.

Một số chuyên gia về âm thanh cho rằng nên giảm thiểu dội âm, tăng hút âm để âm thanh rõ ràng, trong trẻo hơn. Có bộ phận khác lại cho rằng nên có dội âm, cảm giác không gian và âm thanh thật hơn. Độ trong âm thanh và dội âm đều không hề đơn giản bởi nếu sử dụng sản phẩm hút âm quá nhiều thì khi hát rất mất sức. Thay vào đó, dội âm quá nhiều, thời gian dội âm dài lại ảnh hưởng đến độ trong của chất âm thoát ra.

Nguyễn Nga

(Tổng hợp)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Top 10 mẫu loa sub nhỏ gọn âm thanh siêu trầm sống động giá từ 2 triệu

Top 10 mẫu loa sub nhỏ gọn âm thanh siêu trầm sống động giá từ 2 triệu

Hướng dẫn chọn mua dàn âm thanh gia đình đúng cách

Hướng dẫn chọn mua dàn âm thanh gia đình đúng cách

Cách khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh

Cách khắc phục tiếng hú trong hệ thống âm thanh

Cách bố trí loa lý tưởng để có dàn âm thanh hoàn hảo

Cách bố trí loa lý tưởng để có dàn âm thanh hoàn hảo

Cách kết nối dành âm thanh

Cách kết nối dành âm thanh "chuẩn không cần chỉnh"

Có nên mua dàn âm thanh Karaoke Sony không

Có nên mua dàn âm thanh Karaoke Sony không

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất