Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Quy định một ngân sách để đi chợ
Một trong những ngân sách mà bạn phải chi mỗi tháng, bất kể tháng đó bạn cần nhiều hay ít tiền để làm các việc khác đó chính là “tiền ăn”. Bạn không thể sống mà không ăn. Tuy nhiên bạn có thể “tối ưu hóa” tiền ăn của mình bằng nhiều cách. Một trong những cách đó là quy định một số tiền nhất định dánh cho việc ăn uống, đi chợ.
Nếu bạn là người có gia đình thì “ngân sách thực phẩm” lại càng quan trọng và càng cần phải được ưu tiên. Nếu bạn không biết phải dự trù “tiền ăn” cho một tháng là bao nhiêu thì hãy bắt đầu cho một ngày, một tuần và sau đó là cả tháng. Hãy tính toán cẩn thận ngay từ bây giờ để ước lượng được lượng tiền mà mình sẽ phải tiêu trong tháng. Mặc dù thi thoảng gia đình bạn sẽ có một bữa ăn thịnh soạn và linh đình nhưng với vai trò là người cầm quỹ, bạn phải học cách ước tính được cả những khoản phát sinh như thế.
Cách đơn giản để làm điều đó là bạn hãy chia ngân sách ra làm hai phần “phần cứng” và “phần bổ sung”. “Phần cứng” bao gồm thịt, cá, gạo, hoa quả, rau củ, sữa, trứng, các thành phân, nguyên liệu dành cho bữa ăn. Trong khi đó “phần bổ sung” là bánh snack, khoai tây chiên, bánh kẹo, đồ ăn vặt…
2. Tìm hiểu giá của từng mặt hàng
Khi bạn tìm hiểu trước được giá của từng mặt hàng bạn sẽ tránh bị “hớ” khi đi mua hàng. Bởi vì ngoài chợ thường sẽ bán giá trên trời, và nếu bạn không ước chừng được giá cả thì bạn sẽ bị mua đắt, đó là chuyện bình thường.
Thêm vào đó, khi tìm hiểu giá bạn sẽ biết được cái nào đắt, cái nào rẻ. Giữa hai lọ sốt cà chua có thành phần giống nhau với giá khác nhau, bạn sẽ chọn loại nào. Có thể bạn sẽ chọn loại rẻ hơn, đó là tâm lý rất bình thường khi đi mua hàng.
3. Mua các sản phẩm có hạn sử dụng lâu với số lượng lớn
Với các mặt hàng như gạo hay các loại ngũ cốc, giá thường sẽ thay đổi tùy theo mùa vụ. Nếu bạn biết được giá cả và thời điểm mua hàng rẻ thì bạn có thể mua một lúc thật nhiều rồi để dành, như thế bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá bởi sự chênh lệch giá cả. Tuy nhiên nếu bạn không biết thì chỉ nên mua đủ ăn trong 1 tuần hoặc 1 tháng.
Với các mặt hàng có thời hạn ngắn như sữa, sữa chua, hoa quả, rau củ thì dù có rẻ đến mấy bạn cũng không nên ham mà mua nhiều, bởi sẽ chỉ lãng phí mà thôi. Chỉ cần mua một lượng vừa đủ là được.
Các loại đồ khô đóng hộp như mỳ tôm, miến, phở, ngũ cốc, yên mạch, đậu nành thì bạn cũng vẫn có thể chọn thời điểm thích hợp để mua với số lượng lớn và dự trữ.
4. Tránh ăn các thực phẩm đóng gói
Các thực phẩm đông lạnh và đóng gói thường mang lại cảm giác đắt hơn so với khi bạn mua các nguyên liệu về và tự nấu. Đó là điều hoàn toàn dễ hiểu. Hãy học nấu ăn và chế biến món ăn để có thể tự nấu ở nhà. Như thế vừa tiết kiệm hơn lại vừa khỏe mạnh hơn.
5. Săn đồ giảm giá
Với thực phẩm bạn sẽ lo lắng nếu tự nhiên mà các mặt hàng giảm giá. Tuy nhiên các siêu thị thường giảm giá vào cuối ngày, vào thời điểm đó, thịt hay cá hay rau củ vẫn tươi ngon nhưng lại không tốt nếu siêu thị để đến ngày mai và bán cho khách hàng. Vì vậy, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy săn các thực phẩm như thế.
Ngoài ra, các mặt hàng như quần áo, dầu gội hay các sản phẩm vệ sinh cá nhân cũng thường được sale. Hãy tìm hiểu các thông tin và chớp lấy thời cơ mỗi khi nó đến. Rất nhiều người sợ những sản phẩm này hết hạn sử dụng hoặc lỗi thời, tuy nhiên khi được bày bắn nó vẫn còn rất tốt, và vẫn có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định nữa.
6. Săn phiếu giảm giá từ các cửa hàng
Các cửa hàng, siêu thị đều có phiếu giảm giá. Việc bạn cần làm là đăng ký và tìm cơ hội để có được phiếu giảm giá. Tuy nhiên không phải cửa hàng nào bạn cũng săn, bạn chỉ nên chọn cho mình một số cửa hàng quen nhất định.
Hương Giang
theo Wiki How