Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Do nhập từ Trung Quốc với số lượng lớn nên các loại trái cây này phải ngâm tẩm rất nhiều chất bảo quản để không bị hư, chưa kể kỹ thuật trồng trọt của Trung Quốc cũng chưa có gì đảm bảo an toàn không chứa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu.. do đó để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm người tiêu dùng cần nhận biết đâu là trái cây Trung Quốc để tránh những nguy hại lâu dài.
Nho
Nho Mỹ và nho Trung Quốc
Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt.
Việt Nam trồng nhiều nho Phan Rang thường quả nhỏ, có màu đỏ hoặc tím nhạt, quả mọng, sờ vào quả thấy chắc và cứng, cuống rất tươi, chùm ngắn, vị chua đậm. Nho tím của Việt Nam quả thường nhỏ, nho xanh chùm ngắn có màu xanh tươi, cuống nho tươi, thời vụ thường vào tháng 7 – tháng 10.
Mận
Mận Trung Quốc màu xanh quả to ăn nhạt
Mận Trung Quốc khác với các quả khác lại có mẫu mã không đẹp mắt bằng mận Việt Nam, quả to màu xanh nên thường được người bán giới thiệu là mận lai đào giống mới để bán được giá hơn. Khi chín mận Trung Quốc có màu vàng mờ, không đẹp mắt bằng mận Việt, sau khi trữ trong tủ lạnh để ra ngoài quả mận Trung Quốc thường bị nẫu ruột, ăn nhạt và không ngon.
Xoài
Trung Quốc có một số mẫu xoài khác nhau nên khi nhập về Việt Nam rất dễ gây nhầm lẫn. Phổ biến nhất là loại xoài vỏ xanh được bày bán như xoài thái giá rẻ chỉ 12 – 15 nghìn đồng/kg , xoài này ăn giòn xốp, xoài nhạt không chua cũng không ngọt. Vì không biết kĩ thuật trồng của Trung Quốc như thế nào nên cẩn thận nhất vẫn là không nên sử dụng.
Xoài Việt Nam thường có vỏ chín vàng và kích thước nhỏ, ngoài ra một số giống xoài tượng, xoài cát Việt Nam có quả to nhiều thịt ăn ngọt và thơm.
Cam
Cam xanh Trung Quốc thường có kích thước to hơn cam Việt Nam, quả tròn mọng nước, vỏ mỏng và không có hạt. Trong khi đó cam Việt quả to, vỏ sần và quả cam thường hơi dẹt có màu xanh vàng, có hạt. Do quá trình phòng trừ giống nhện ( châm vỏ cam) chưa tốt nên cam Việt thường có vỏ rám.
Táo
Táo Trung Quốc có vỏ
Táo xanh Trung Quốc có vỏ màu xanh nhạt gần như là xanh trắng, ăn có vị chát. Táo đỏ (còn gọi là táo năm góc) kích cỡ thường lớn nhỏ khác nhau, độ chênh góc không đều nên khi đặt đứng thường bị nghiêng. Táo Fuji, người dùng thường nhầm lẫn là táo Nhật, có màu đỏ nhạt, không đều trên cả bề mặt, không có độ láng bóng. Táo Trung Quốc còn có loại gọi là táo xanh đường, hình thức tương tự táo Fuji, màu hồng nhạt ăn bở và nhạt thường có giá rất rẻ nhưng ngâm tẩm rất nhiều hóa chất độc hại.
Quýt
Quýt Trung Quốc bị khô hai đầu và ăn có vị nhạt
Thông thường hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam dễ bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn có thể phân biệt được qua hình dáng. Quýt Trung Quốc vỏ dày, bị đánh bóng, quả khi bóc ra 2 đầu mí bị xộp, khô.
Quýt Việt mỏng vỏ, vỏ bị rám, cao thành, vụ chính từ tháng 10 đến khoảng tháng 2 năm sau.
Loại quýt Thái thường chỉ có một lượng rất ít được trồng ở vùng Lâm Đồng, dễ bị nhầm lẫn với quýt Thái Trung Quốc. Riêng quýt Tiều thì trái to, màu vàng; quýt đường vỏ mỏng thường bị nám không dễ bị nhầm lẫn với quýt TQ.
Dưa hấu
Dưa vàng bị tiêm đường hóa học mau hư hỏng và nhiễm khuẩn
Phần lớn dưa hấu bày bán trên thị trường loại vàng vỏ, vàng ruột là của Trung Quốc nhưng lại lấy nhãn mác New Zealand. Loại quả này hay bị tiêm nước đường hóa học vào ruột nên khi bổ ra và tiếng là ruột quả đã bị nhũn.
Dưa hấu Việt vỏ xanh ruột đỏ thường có nhiều hạt, trồng chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận.
Hồng Hạnh
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam