1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách nấu canh xương hầm ngon bằng nồi áp suất điện

Món canh xương hầm bí đao hay xương hầm cà rốt, khoai tây, su hào rất ngon và bổ dưỡng nhưng lại đòi hỏi nhiều thời gian nấu bếp. Với một chiếc nồi áp suất điện, bạn có thể chế biến món ăn này dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Nồi áp suất điện có khả năng nấu tự động giúp bạn không cần phải trông chừng món ăn, thời gian nấu được rút ngắn hơn so với khi nấu bằng nồi thông thường vừa tiết kiệm năng lượng tiêu thụ vừa giữ chất dinh dưỡng trong thực phẩm tốt hơn cách nấu trên bếp. Hiện nay, rất nhiều hãng nồi áp suất điện có bảng điều khiển được hiển thị rõ ràng bằng tiếng Việt trên thân nồi nên rất dễ dàng sử dụng, kể cả với người giúp việc, người cao tuổi.

Sau đây Websosanh xin gợi ý cách nấu canh xương rau củbằng nồi áp suất, các bạn tham khảo sử dụng chiếc nồi này hiệu quả, dễ dàng hơn.

Bước 1: Sơ chế xương trên bếp

– Trước khi cho xương vào hầm trong nồi áp suất, bạn cần sơ chế xương trước bằng nồi trên bếp bình thường để rửa chất bẩn trong xương.

– Xương rửa sạch, chặt khúc bằng bao diêm. Cho xương vào nồi, thêm khoảng nửa thìa muối, sau đó đổ nước ngập xương, bật lửa to để luộc qua sườn. Tắt bếp khi nước sôi, đổ bỏ phần nước luộc lần đầu này đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi, bụi bận của xương, khiến cho nước dùng không được thơm ngon.

– Sau khi đổ nước, rửa lại sườn một lần nữa với nước để hết cặn bám.

Bước 2: Hầm xương bằng nồi áp suất

– Cho xương đã sơ chế sạch vào nồi áp suất. Đổ nước vừa đủ ngập xương, bạn lưu ý nồi áp suất không làm thoát hơi nước nhiều như khi đun trên bếp thường nên chỉ cần cho lượng nước đủ ăn, tránh cho nhiều nước làm canh bị loãng, nhạt.

– Nêm gia vị bột canh, mì chính. Sau đó đóng chặt nắp nồi.

– Bạn chọn chế độ hầm “Thịt/Xương” của nồi áp suất, mức độ áp suất chọn mức “Trung Bình” (Standart), nếu bạn muốn xương nhừ hẳn chọn mức “Cao” (Strong).

Nồi sẽ tự động hầm xương trong khoảng 20 – 25 phút.

Bước 3: Thêm rau củ vào nồi áp suất

– Rau củ, hành lá rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Trong thời gian chờ hầm xương, bạn có ướp rau củ với một ít gia vị để thêm đậm đà.

– Sau khi hầm xương xong, nồi áp suất sẽ về chế độ giữ ấm. Bạn mở nắp nồi (chú ý cẩn thận bị bỏng), nếm thử nước xem đã vừa chưa, nêm nếm thêm gia vị phù hợp.

– Cho rau củ và hành lá vào nồi áp suất cùng xương.

– Đóng nắp chọn chế độ “Canh súp”, “Rau/Đậu, đỗ” hoặc một chế độ bất kỳ tùy theo bảng điều khiển nồi của gia đình, mức độ “Thấp”.

– Để nồi nấu chừng 3 – 5 phút thì ấn nút tắt/hủy. Mở nắp kiểm tra độ chín của rau củ, nếu thấy chưa đủ nhừ, bạn chỉ cần đậy kín nắp, chờ thêm khoảng 2 – 3 phút để rau củ chín mềm.

– Rút phích điện, mở van xả áp, chú ý kẻo bị nóng, sau đó là có thể xơi canh ra bát dùng.

>> Tham khảo giá các loại nồi áp suất

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức liên quan
So sánh nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện

So sánh nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện

Nên mua nồi áp suất cơ hay nồi áp suất điện tử?

Nên mua nồi áp suất cơ hay nồi áp suất điện tử?

Top nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện bán chạy nhất

Top nồi áp suất cơ và nồi áp suất điện bán chạy nhất

Những chỉ dẫn giúp bạn chọn mua nồi áp suất

Những chỉ dẫn giúp bạn chọn mua nồi áp suất

So sánh nồi ủ chân không và nồi áp suất - Nên chọn loại nào tốt ?

So sánh nồi ủ chân không và nồi áp suất - Nên chọn loại nào tốt ?

Cách lựa chọn nồi áp suất điện tốt nhất

Cách lựa chọn nồi áp suất điện tốt nhất

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất