1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Cách bảo quản bánh chưng lâu nhất

Nên nhúng bánh chưng qua nước lạnh sau khi luộc xong, treo bánh chưng ở nơi khô ráo, thoáng gió, hoặc gói kín trong ni lông rồi cất giữ trong tủ lạnh

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Websosanh – Bánh chưng là loại bánh truyền thống có trong dịp tết nguyên đán của người Việt Nam. Trong truyền thuyết, bánh chưng biểu tượng cho mặt đất dồi dào, cung cấp nguồn sống cho người dân Đại Việt, cùng với bánh giầy tượng trưng cho bầu trời, bao bọc dân chúng. Bánh chưng và bánh giầy trở thành biểu tượng của ngày tết truyền thống của chúng ta.

Tuy nhiên, do được làm với số lượng nhiều, phục vụ cho cúng lễ và nhà nào cũng làm nên trong các dịp tết thường xảy ra tình trạng do lượng bánh chưng quá nhiều, không ăn hết, và để lâu dễ dẫn đến bị hỏng phải bỏ đi rất lãng phí.

Biết được điều này, Websosanh đã tổng hợp các phương cách để bảo quản bánh chưng, sao cho bánh giữ được trong thời gian lâu nhất mà vẫn giữ được mùi vị thơm ngon.

Làm thế nào giữ bánh chưng được lâu

Trước hết, để bánh chưng được ngon và giữ được lâu thì trong quá trình gói bánh người làm phải hết sức coi trọng khâu chọn nguyên liệu, cụ thể:

– Lá dong phải chọn là lá bánh tẻ, không quá non cũng không quá già, lá phải xanh, và lành lặn. Khi gói phải rửa thật kỹ rồi lau khô rồi mới cho gạo vào gói.

Chọn lá gói bánh là lá dong bánh tẻ, xanh và rửa sạch, lau khô trước khi gói

Chọn lá gói bánh là lá dong bánh tẻ, xanh và rửa sạch, lau khô trước khi gói

Một mẹo để bánh chưng được xanh thì có thể dùng lá riềng hay lá dứa, giã rồi vắt nước, trộn đều vào gạo, như thế bánh chưng sẽ có màu xanh tự nhiên trông ngon mắt.

– Gạo phải chọn loại gạo nếp dẻo, thơm, đều các hạt, được ngâm đủ nước, hạn chế ngâm lâu quá trong nước sẽ khiến gạo bị chua và bánh chưng nhanh bị hỏng

– Nhân phải chọn các loại thực phẩm tươi sống, như thịt, đậu xanh, muối, hành…tất cả các nguyên liệu phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, sơ chế sạch sẽ, cẩn thận rồi mới gói bánh trở lại.

– Trong quá trình gói phải chú ý gói chặt tay, nén đều khắp chiếc bánh và buộc lạt thật vừa tay, đủ để bánh nở ra, và không bị rớt gạo khỏi bánh đã gói trong quá trình luộc

– Luộc phải chín kỹ, ít nhất là 10 giờ đồng hồ, cho bánh được chín nhừ và đều, nếu có thể luộc đến 12 tiếng là tốt nhất, trong khi luộc chú ý để ngọn lửa vừa phải, để bánh được chín nhừ và ngon nhất.

Sau khi luộc chín bánh, nên cho bánh qua lớp nước lạnh (đun sôi để nguội) rồi mới cho vào giá, để dóc nước, sau đó xếp bánh lên bề mặt bằng phẳng, nơi khô ráo, thoáng gió, hoặc cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, ăn đến đâu cắt đến đó.

Phải chú ý, khi bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh, chỉ nên cho bánh vào trong ngăn mát của tủ lạnh, và bọc kín bánh chưng bằng màng ni lông, không để cho hơi ẩm hoặc các mùi vị khác của tủ lạnh ám vào bánh chưng.

Làm thế nào khi bánh chưng bị mốc

Hiện tượng bánh chưng bị mốc khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng biết xử lý tình hình, mà chỉ bỏ những chiếc bánh chưng bị mốc đi, điều này rất lãng phí.

Nguyên nhân là do hiện tượng mốc thường chỉ xảy ra ở lá gói bánh, là do môi trường ẩm của không khí khiến lá bánh là môi trường tốt cho mốc xuất hiện, nhưng bánh thì lại không hề bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu như bánh bị mốc, bạn chỉ cần cho hơ qua bếp lửa, hoặc cẩn thận hơn thì luộc lại bánh, hoặc hấp cách thủy là tốt nhất, để bánh vừa dền, ngon đồng thời mất hết mốc

Cần chú ý đến tất cả các giai đoạn trong chu trình gói bánh

Cần chú ý đến tất cả các giai đoạn trong chu trình gói bánh

Làm thế nào khi bánh chưng bị chua

Bánh chưng bị chua là hiện tượng khá phổ biến và bình thường, đây đơn thuần là một hiện tượng hóa học, khi tinh bột (gạo, đậu) lên men rượu và chuyển thành axit khi để trong không khí, chính vì thế, vị chua từ bánh chính là do tinh bột chuyển hóa thành axit, chứ thực chất không độc hại như nhiều người nghĩ. Vì thế, đơn giản bạn chỉ cần cắt những phần bị chua đi, và những phần còn lại vẫn dùng được bình thường mà không sợ bị đau bụng hay có hại gì.

Làm thế nào khi bánh chưng bị lại gạo?

Hiện tượng lại gạo là hiện tượng khá phổ biến trong bảo quản bánh chưng, đó là hiện tượng lớp bánh bị khô, các hạt gạo không còn kết dính vào nhau mà tách rời, giống như cơm khô, khiến ăn bánh không còn vị dền, ngon.

Trong khi gói không nên nén chặt quá, khiến cho bánh chưng không thể đều nước, không dền và nhanh bị lại gạo

Trong khi gói không nên nén chặt quá, khiến cho bánh chưng không thể đều nước, không dền và nhanh bị lại gạo

Đây là hiện tượng do luộc bánh không kĩ, hoặc ép bánh quá chặt, khiến bánh không thể chín hết được, hoặc các hạt gạo không thể nở ra hết. Vì thế cách xử trí rất đơn giản là bạn có thể cho vào luộc lại cho như, hoặc hấp cách thủy là tốt nhất, như thế bánh chưng của bạn lại ngon, dền, dẻo.

Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có trong tay những mẹo hay để xử lý với chiếc bánh chưng trong dịp tết sắp đến

Tổng hợp

O.N

Tin tức liên quan
Cách bảo quản giúp bánh chưng không bị mốc sau Tết

Cách bảo quản giúp bánh chưng không bị mốc sau Tết

5 phút để có một đĩa bánh chưng ngon và đẹp

5 phút để có một đĩa bánh chưng ngon và đẹp

Cách trang trí mâm bánh chưng ngày Tết một cách hấp dẫn và đẹp mắt

Cách trang trí mâm bánh chưng ngày Tết một cách hấp dẫn và đẹp mắt

Công thức gói bánh chưng đơn giản vụng đến mấy cũng làm được đừng bỏ lỡ

Công thức gói bánh chưng đơn giản vụng đến mấy cũng làm được đừng bỏ lỡ

6 cách trang trí bánh kẹo Tết đơn giản, dễ làm

6 cách trang trí bánh kẹo Tết đơn giản, dễ làm

Công thức chi tiết làm 3 loại bánh quy bơ hảo hạng ngon hơn bánh Danisa

Công thức chi tiết làm 3 loại bánh quy bơ hảo hạng ngon hơn bánh Danisa

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất