Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Quá trình mọc răng thường bắt đầu khi một đứa trẻ sơ sinh được 4 đến 8 tháng tuổi, tuy nhiên thời gian này cũng có thể thay đổi khác nhau tùy theo từng trẻ. Trong một số trường hợp hiếm, răng có thể bắt đầu mọc khi trẻ được một tuổi. Với một số trẻ, các dấu hiệu của việc mọc răng có thể kéo dài thời gian bắt đầu cho tới khi một chiếc răng thực sự nhú lên khỏi lợi, trong khi đó một số trẻ khác lại không hề có một triệu chứng nào. Cha mẹ nên tìm hiểu để biết và hiểu cách làm cho trẻ cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình mọc răng cũng như phát hiện những vấn đề thường gặp xảy ra khi trẻ mọc răng mà bình thường khó có thể phân biệt.
Một tin tốt là: Những đứa trẻ sơ sinh có khả năng phục hồi cao và chúng sẽ sớm quên đi các vấn đề gặp phải khi mọc răng. Tuy nhiên, việc này thì không hề dễ dàng để quên đi với các bậc cha mẹ.
Chảy nước dãi
Một đứa trẻ sơ sinh có thể biểu hiện một vài triệu chứng mọc răng trong nhiều ngày, có thể nhiều tuần, thậm chí tới vài tháng trước khi một chiếc răng nhú lên khỏi bề mặt lợi. Con bạn có thể bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn bình thường mà không kèm theo một dấu hiệu nào khác. Việc chảy nước dãi sớm khá phổ biến và có thể là do sự thiếu kiểm soát của lưỡi. Trẻ sơ sinh có thể nuốt nước bọt nhưng phải mất một thời gian để chúng học cách nuốt nước bọt ở trong miệng. Chảy nước dãi cũng có thể khiến trẻ bị ho do việc ứ đọng nước bọt dư thừa chảy xuống cổ họng. Con của bạn có thể bị phát ban đỏ trên mặt do da bị ẩm ướt trong thời gian dài vì chảy nước bọt quá mức.
Thay đổi hành vi
Trẻ trở nên cáu kỉnh trong giai đoạn mọc răng
Một đứa trẻ sơ sinh có thể trở nên cáu kỉnh hơn bình thường, quấy khóc và thức dậy ban đêm trong khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng. Nếu không kèm biểu hiện khác thì cha mẹ có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu mọc răng của trẻ, tuy nhiên cũng có một số lại không chắc chắn về nguyên nhân khiến trẻ có những thay đổi trong hành vi của trẻ. Thường thì trẻ chỉ có một thời điểm khó chịu nhưng chỉ sau vài giây trẻ lại hoàn toàn vui vẻ bình thường. Những thay đổi nhẹ nhàng về hành vi của trẻ có thể cho thấy rằng răng của trẻ đang tìm cách nhú lên khỏi bề mặt lợi. Lúc này, dường như không hề có bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết trẻ mọc răng. Trẻ cũng có thể trở nên biếng ăn trong giai đoạn mọc răng vì bị đau trong miệng. Một biểu hiện phổ biến dễ thấy là trẻ bắt đầu mút và cắn nhiều hơn bình thường khi mọc răng.
Ảnh hưởng tới thể chất
Nơi một chiếc răng chuẩn bị nhú lên, lợi của trẻ bắt đầu phồng, rộp và sưng đỏ. Cụ thể, chiếc răng đầu tiên nhú lên thường nằm ở giữa hàm dưới, tiếp theo là răng cửa hàm trên. Sau đó, răng trẻ bắt đầu mọc đầy dần, theo thứ tự từ ngoài vào trong và luân phiên hàm trên và hàm dưới. Mô hình răng của từng trẻ khác nhau cũng khác nhau. Một số trẻ có thể mọc tới vài cái răng trong cùng một thời điểm. Thông thường, bạn có thể nhìn thấy những ảnh hưởng khác khi dùng ngón tay sạch sờ xung quanh lợi của trẻ. Cảnh báo bạn rằng: trẻ có thể cố gắng cắn ngón tay bạn khi bạn đưa vào miệng trẻ.
Các biểu hiện khác
Một số cha mẹ phản ảnh rằng con họ bị sổ mũi và sốt kèm theo khi mọc răng. Tuy nhiên, theo BabyCenter.com thì không có bằng chứng nào về y học để nói rằng những dấu hiệu đó điển hình cho dấu hiệu mọc răng của trẻ. BabyCenter.com khuyến cáo các cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ nhi khoa để xem trẻ có bị mắc phải các triệu chứng của bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh hay không. Theo DrSear.com thì những triệu chứng này xảy ra trong quá trình mọc răng là do kết quả của viêm nướu. Con bạn cũng có thể lấy tay chà má hoặc tai, kéo tóc hoặc chà xát vào mặt chúng với nỗ lực mong muốn làm dịu cơn đau nướu răng.
Minh Hường
(Theo livestrong)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam