1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Các sự tích về Tết Đoan Ngọ 5/5

Tết Đoan Ngọ đã có từ rất lâu đời, tuy nhiên không phải ai cũng biết được sự tích về ngày lễ đặc biệt này.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Tại sao Tết Đoan Ngọ lại vào 5/5 Âm lịch?

Theo sách Phong Thổ ký thì Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương.

“Đoan” nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa; còn Dương là mặt trời, là khí dương Đoan Dương nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Sở dĩ Tết này được gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là tháng bắt đầu nắng to, khi dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.

Theo địa bàn thì phương Nam là chính Ngọ, mà Ngọ là ngôi dương, cho nên tết này là Tết Đoan Dương. Vả chăng tháng năm cũng lại là tháng Ngọ trong một năm. Người Trung Hoa còn gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ hay Đoan ngũ nữa.

Theo sách “Tuế thời lạp ký” thì Trùng Ngũ là hai số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng Năm. Ngoài ra xưa kia ở kinh kỳ, người ta gọi ngày mồng 1 tháng năm là Đoan Nhất, ngày mồng 2 là Đoan Nhị, ngày mồng 3 là Đoan Tam, ngày mồng 4 là Đoan Tứ và ngày mồng 5 là Đoan Ngũ.

Các sự tích về Tết Đoan Ngọ

SỰ TÍCH TẾT ĐOAN NGỌ TẠI VIỆT NAM

Thực ra ban đầu, ngày Đoan Ngọ chì là ngày người dân cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng quang đãng. Hơn nữa giữa tiết hạ này oi bức, bệnh tật thương hay có, nên người ta cúng vái để cầu được bình yên, tránh đựợc mọi bệnh thời khí.

Vào một ngày sau vụ mùa nông dân chúng đang ăn mừng vì trúng mùa, nhưng sâu bọ năm ấy kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân. Ông chỉ dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản gồm có bánh gio, trái cây sau đó ra trước nhà mình mà vận động thể dục.

Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau đó sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượt. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng. Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

SỰ TÍCH KHUẤT NGUYÊN (TRUNG QUỐC)

Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều vau Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu ( 307 – 246 tr . Tây Lịch), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào Triều bàn bạc quốc sự, ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục.

Về sau ông bị nhà vua truất bỏ. Để tự tả nỗi oán than ông viết bài thơ “ Ly Tao”.

Khi vua Sở Hoài Vương sang Tần, ông hết lời can ngăn nhưng Hoài Vương không nghe, rồi bị chết ở đất Tần. Vua Tương Vương kế nghiệp vua Hoài Vương không những không chịu nghe lời ông lại còn bắt ông đi đày.

Ông làm bài thơ “ Hoài Sa” rồi đá vào mình nhảy xuống sông Mịch La tự vận. Hôm đó là ngày mồng 5 tháng Năm.

Được tin đó là vua rất hối hận và thương tiếc sức dân làm cỗ ra tận bờ tận bờ sông cúng ông và ném cỗ xuống sông ông hưởng, nhưng cỗ bị cá tôm ăn hết. Ong báo mộng cho nhà vua hay, và xin với nhà vua nếu nghị tình thương ông thì khi ném cỗ xuống cho ông phải lấy lá bọc lại, buộc bằng chỉ ngũ sắc, cá tôm sẽ không ăn được.

Theo lời báo mộng của ông, vua ra lệnh cho nhân dân làm theo.

Từ đó vào ngày mồng 5 tháng Năm bên Tàu, dân chúng làm cỗ cúng linh đình trên các bờ sông rồi lấy lá bọc lại, buộc ngũ sắc ném xuống dòng nước để làm kỷniệm ông Khuất Nguyên.

Riêng tại sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.

SỰ TÍCH LƯU THẦN VÀ NGUYÊN TRIỆU (TRUNG QUỐC)

Lưu Thần và Nguyễn Triệu là hai người đời nhà Hán, nhân ngày Tết Đoan Dương cùng rủ nhau vào núi hái thuốc, gặp hai nữ kết duyên. Sau thời gian nữa năm sống nơi tiên cảnh với vợ tiên, hai người nhớ nhà đòi về. Giữ lại không được, hai tiên nữ đưa tiễn chồng về. Trở về làng, Lưu, Nguyễn thấy phong cảnh đã khác xưa, nữa năm trên cõi tiên là mấy trăm năm ở dưới cõi trần. Hai chàng bèn đi tìm trở lại cõi tiên, nhưng không thấy nữa. Hai chàng rũ nhau vào trong rừng rồi không thấy trở về.

Nhiều nhà thơ đã ngâm vịnh rất nhiều về sự tích đầy thi vị của hai chàng, và riêng thi sĩ Tản Đà đã có một tập chèo “ Thiên Thai” kiệt tác.

Có thể nói, truyền thuyết về Tết Đoan Ngọ có khá nhiều, một số bắt nguồn từ Trung Hoa, một số là tập tục của nông dân Việt Nam. Ngày nay, Tết Đoan Ngọ dù không được tổ chức to và linh đình như trước, tuy nhiên, nó vẫn là ngày lễ quan trọng trong năm của người dân Việt Nam.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức liên quan
Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch

Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch

Phong tục người Việt trong ngày Tết Đoan Ngọ

Phong tục người Việt trong ngày Tết Đoan Ngọ

6 món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

6 món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5

Cách cúng và bài lễ dâng sao giải hạn vào Tết Nguyên Tiêu

Cách cúng và bài lễ dâng sao giải hạn vào Tết Nguyên Tiêu

Cách sắp lễ và cúng hóa vàng tiễn ông bà tổ tiên dịp Tết

Cách sắp lễ và cúng hóa vàng tiễn ông bà tổ tiên dịp Tết

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam đủ lễ và đơn giản

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết của 3 miền Bắc, Trung, Nam đủ lễ và đơn giản

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất