Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ là thiết bị làm chín thức ăn dựa vào nguyên lý từ trường của dòng điện và cuộn dây. Khi có dòng điện chạy qua mâm từ ở phía dưới mặt bếp để sinh ra dòng từ trường làm nóng cho đáy nồi. Do bếp từ chỉ sử dụng dòng điện từ trường nên chỉ có thể làm nóng đáy xoong, nồi nhiễm từ tức là đáy bằng kim loại như sắt, thép, inox…
Bếp từ được cấu tạo bởi hai thành phần chính đó là mạch công suất và mâm từ (cuộn cảm ứng). Ngoài ra, bếp từ còn có các bộ phận khác như mặt bếp làm từ kính cách nhiệt, cách điện, hệ thống điều khiển.
Các lỗi hay gặp ở bếp từ và cách sửa bếp từ
Sau đây là các lỗi hay gặp ở bếp từ khi sử dụng và cách sửa bếp từ mà bạn nên biết.
1. Cách sửa bếp từ bị nóng yếu hay không nóng
Bếp từ vẫn hoạt động bình thường nhưng lại không sinh hoạt nên nóng yếu hay không nóng, có thể do 3 nguyên nhân sau:
- Nguồn điện không ổn định.
- Tụ lọc 5uF yếu.
- Sò công suất IGBT bị hỏng.
Cách sửa bếp từ trong trường hợp này rất đơn giản:
- Bạn hãy kiểm tra xem nguồn điện đầu vào, nếu nguồn điện quá thấp hay quá cao thì sử dụng ổn áp để ổn định nguồn điện ở mức chuẩn.
- Bạn hãy kiểm tra tụ điện 5uF và tiến hành thay mới nếu như tụ điện bị yếu hay hỏng.
- Bạn hãy kiểm tra sò công suất IBGT và tiến hành thay sò công suất nếu như bị hỏng.
Nếu buộc phải thay tụ điện và sò công suất thì bạn hãy liên hệ ngay với trung tâm bảo hành hay sửa chữa để được hướng dẫn chi tiết nhất.
2. Cách sửa bếp từ bị mất nguồn điện
Thực tế, bếp từ bị mất nguồn điện sẽ có rất nhiều nguyên nhân, ví dụ như:
- Phích cắm lỏng hay nguồn điện bị chập chờn không được ổn định.
- Phích cắm, ổ cắm điện, dây điện bị đứt, hở hay hỏng hóc.
- Tự điện, sò công suất hay cảm biến nhiệt bị hư.
- Cầu chì bị cháy và hỏng do quá tải.
- Bếp bị tắc nghẽn gây cản trở khi bếp tiếp xúc với nguồn điện do không vệ sinh bếp sau khi nấu.
- Bếp tự động ngắt nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn cho thức ăn, người dùng.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn rất nhiều các nguyên khác dẫn đến việc bếp từ bị mất nguồn điện. Do đó, bạn nên tiến hành kiểm tra kỹ càng để có thể phát hiện ra nguyên nhân và cách xử lý sao cho phù hợp. Cụ thể, bạn nên kiểm tra nguồn điện, dây điện, cầu chì bằng bút thử điện. Sau đó, bạn hãy lần lượt kiểm tra IC, tụ điện, cảm biến nhiệt…
3. Cách sửa bếp từ không nhận nồi
Đối với lỗi bếp từ không nhận nồi, sẽ có 3 nguyên nhân và cách khắc phục đó là:
- Nguyên nhân chọn sai chất liệu nồi
Chúng ta đều biết rằng, bếp từ chỉ nhận được nồi có đáy nhiễm từ. Do đó, khi bạn mua bếp từ thì cần chọn mua xoong, nồi sao cho phù hợp là những nồi có đáy được làm từ sắt, thép hay inox. Nếu bếp từ nhà bạn mà không nhận nồi, bạn hãy kiểm tra xe đã chọn đúng loại xoong, nồi chưa nhé.
- Nguyên nhân đáy nồi bị biến dạng hay lệch vùng nấu
Bạn đã sử dụng đúng loại nồi dành cho bếp từ, nhưng đáy nồi lại bị biến dạng khiến cho bếp từ không nhận diện nồi. Do đó, bạn hãy nhanh chóng kiểm tra xem đáy nồi có còn nguyên vẹn không và bạn đã đặt đáy nồi vào đúng vùng nấu hay chưa nhé.
- Nguyên nhân do hỏng cảm biến hay IC
Nếu như cả 2 nguyên nhân trên đều không phải, thì bếp từ nhà bạn có thể đã bị hỏng cảm biến nhiệt hay IC. Nếu như là nguyên nhân này, bạn chỉ còn cách liên hệ với trung tâm bảo hành hay dịch vụ sửa chữa bếp từ uy tín để được khắc phục sự cố một cách tốt nhất nhé.
Trên đây là những lỗi khi sử dụng bếp từ thường rất hay gặp và cách sửa bếp từ hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng, với những thông tin này các bạn sẽ có thể biết cách xoay sở khi có sự cố xảy ra với bếp từ khi sử dụng.