Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Thời tiết mưa nhiều khiến những bộ quần áo của mọi người khó có thể khô bằng cách phơi thông thường nhất là với những quần áo dày hay chăn màn, áo khoác… Những chiếc máy giặt thường được quảng cáo có khả năng làm khô quần áo của bạn nhưng nó chỉ dừng ở mức độ vắt khô mà thôi. Việc sắm riêng cho mình và gia đình của mình một chiếc máy sấy quần áo là cần thiết vào thời điểm này.
1. Máy sấy quần áo dạng túi
Máy sấy quần áo dạng túi có thiết kế gọn nhẹ cùng chi phí hấp dẫn được nhiều gia đình lựa chọn
Đây là loại máy sấy quần áo hiện đang được khá nhiều người sử dụng do giá cả phải chăng, khoảng từ 1 đến 1.5 triệu đồng tùy từng hãng sản xuất. Nhiều người thích sử dụng máy sấy loại này cũng một phần do kích thước của máy sấy khá nhỏ gọn (thường vào khoảng 1700 x 600 x 600 mm) có thể đặt ngay trong gia đình của bạn. Trọng lượng của loại máy sấy này cũng rất nhẹ vì vậy bạn có thể di chuyển khi cần thiết hoặc gấp gọn khi không dùng tới giúp tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Cấu tạo của máy sấy quần dạng túi vải gồm một số bộ phận chính sau: phía trên cùng là thanh treo quần áo giúp bạn có thể treo những quần áo cần sấy vào trong, tùy vào loại máy sấy to nhỏ mà bạn có thể treo nhiều hay ít quần áo; bên dưới sẽ có móc nhỏ để bạn có thể treo thêm khăn; đèn UV thiết bị chính giúp quần áo của bạn có thể khô; bộ điều khiển chính nằm phía dưới cùng ngay trên chân giá của máy giúp đưa gió vào và có các phím điều chỉnh bật tắt và hẹn giờ; phần còn lại không thể thiếu của máy sấy đó chỉnh là áo bọc, bao quanh toàn bộ các thiết bị trên và quần áo.
Ưu điểm của loại máy sấy này là giá thành rẻ, gọn nhẹ, người dùng cũng có thể căn chỉnh và đặt các chu kỳ hẹn giờ với tùy từng loại vải sao cho thích hợp. Khi không sử dụng để sấy quần áo bạn có thể sử dụng nó như một giá treo quần áo rất tiện lợi phù hợp với những căn phòng tập thể, không có nhiều không gian. Tuy nhiên, khi sử dụng máy sấy dạng túi vải người dùng cần lưu ý phải vắt quần áo thật ráo nước để giúp quá trình sấy diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm điện năng tiêu thu và không để nước rơi ra ngoài.
2. Máy sấy dạng tủ quần áo
Máy sấy dạng tủ giụp bạn sấy được nhiều quần áo hơn
Nhìn bề ngoài trông nó không khác gì một chiếc tủ vải gấp thông thường nơi mà mọi người vẫn sử dụng để đựng quần áo của mình. Cấu tạo của máy sấy dạng tủ cũng khá đơn giản gồm gồm máy sấy điện trở, liên kết với bầu sấy là trục chính cũng là trụ có ba cánh tay đòn làm nơi mắc quần áo. Bao bọc bên ngoài là buồng bằng màng nhựa có dây kéo.
Khi máy hoạt động, luồng hơi nóng từ bầu sấy sẽ thổi hơi nóng ra, tạo chuyển động đối lưu bên trong buồng làm khô quần áo. Máy sáy còn được trang bị bánh xe giúp người dùng có thể đẩy máy sấy di chuyển đến nơi mình mong muốn. Cũng giống như máy sấy dạng túi máy sấy dạng tủ quần áo có thể sử dụng như một chiếc tủ thông thường. Ngoài ra với kích thước lớn, người dùng có thể sắp xếp nhiều quần áo vào tủ hơn để sấy cùng một lúc. Máy sấy dạng này thường có mức giá khoảng trên 1.4 triệu đồng.
3. Máy sấy dạng hộp
Bạn có thể thấy nó có vẻ bề ngoài không khác nhiều so với một chiếc máy giặt lồng ngang. Máy sấy được thiết kế với nhiều kiểu dáng mang phong cách hiện đại và sang trọng. Ưu điểm của của loại máy sấy này là tốc độ sấy của máy nhanh chóng và khối lượng sấy lớn (khoảng trên 7 kg).
Máy sấy được trang bị khá nhiều tính năng: cửa với khóa an toàn đặc biệt, khi mở cửa máy sẽ dừng lại ngay lập tứ; màn lọc kép lọc tơ sợi cực nhỏ và dễ dàng lấy tơ vải ra khỏi máy; tính năng chống nhăn. Người sử dụng cũng cần lựa chọn chương trình sấy phù hợp với từng loại vải và độ sấy khô cần thiết. Vệ sinh lưới lọc bông vải thường xuyên, cũng là cách để tránh lãng phí thời gian sấy và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Máy sấy dạng hộp phù hợp với những gia đình có nhiều thành viên và có thể bỏ ra một khoản tiền khoảng trên 6 triệu đồng để sắm một chiếc máy sấy cho gia đình mình
4. Theo các chuyên gia cho biết
Để tiết kiệm năng lượng và để giúp bảo vệ môi trường, người sử dụng máy sấy quần áo để vật cần sấy vào khoảng từ 1/2 đến 2/3 lồng giặt.
Luôn sấy quần áo đã được vắt ráo, bởi làm như vậy sẽ rút ngắn được thời gian hoạt động của máy. Điều này tất nhiên sẽ làm giảm công suất tiêu thụ điện của máy.
Không nên để quần áo sấy quá khô vì sẽ làm nhăn quần áo và lãng phí điện năng tiêu thụ. Điều chỉnh nhiệt độ của máy sấy xuống thấp và lấy quần áo ra khỏi máy sấy trong khi chúng vẫn còn lưu lại một ít hơi ẩm.
Những loại quần áo có các phụ kiện bằng kim loại, cao su không nên để trong máy sấy. Bởi hư hỏng có thể xảy ra nếu các phụ kiện kim loại rớt ra trong quá trình sấy có thể làm cháy nổ.
Tuyệt đối không bao giờ sấy các loại vải mềm mỏng như màn cửa, vải len, tơ, vải có đính kim loại, ny-lon không thấm nước. Những đồ có kích thước to như áo khoác có mũ trùm đầu, chăn,…