Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Smartphone đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống của chúng ta thay thế nhiều thiết bị cồng kềnh như máy tính, máy nghe nhạc…và đặc biệt là tính năng chụp ảnh. Các dòng smartphone flaship hàng đầu hiện nay như iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus, Samsung Galaxy Note 8, Galaxy S8 và S8 Plus, Google Pixel 2 và Pixel 2 XL, LG V30….đều được đánh giá chức năng chụp ảnh ngang bằng với các dòng máy ảnh kỹ thuật số với nhiều trang bị hiện đại, độ phân giải ngày càng cao..
Tuy nhiên, khi chụp ảnh với điện thoại, người dùng cũng cần chú ý đến một số vấn đề được cho là nguyên tắc khi chụp ảnh để có được những bức ảnh đẹp lung linh từ những ống kính đơn giản của camera điện thoại.
Dưới đây là những bí kíp bỏ túi được một dân chụp ảnh chia sẻ trên một diễn đàn Tinh Tế, chúng tôi xin phép được trích lại để cùng tham khảo.
Lựa chọn hướng sáng đẹp nhất để chụp
– Việc chọn hướng sáng phù hợp sẽ thể hiện ý đồ chụp và làm nổi bật chủ thể là rất quan trọng.
– Bạn xác định hướng sáng bằng việc quan sát phần phản sáng và bóng đổ của nó. Chụp cùng một chủ đề, cố định vị trí, hướng sáng thay đổi khác nhau, tạo ra sự thay đổi khác nhau về màu sắc và nhận diện chủ đề.
Có 3 hướng sáng cơ bản:
Ánh sáng thuận
Là nguồn sáng chiếu từ phía sau lưng chiếu thẳng đến chủ thể. Chụp thuận sáng đạt được màu sắc đều, nhưng thiếu vùng tối tương phản nên bức ảnh ít có chiều sâu, không nổi khối. Bề mặt chủ thể sáng đều, sáng mặt ăn tiền. Các lớp nhà được mặt trời buổi sáng phủ đều bề mặt, thấy rõ hết mặt tiền, không có bóng đổ.
Thường thì mình hay chụp những cảnh rộng, kiến trúc thành phố, nhà cửa nhiều màu nổi bật, cảnh rộng & xa sáng đều trên nền trời với ánh sáng thuận
Hoặc chụp cảnh chung, tập thể, ai cũng muốn mặt mình sáng rõ, tâm lý nhìn tấm ảnh chụp tập thể là thường tìm nhìn mình trước.
Ánh sáng tạt xiên một bên
Nguồn sáng từ một bên theo hướng 45 độ đến 90 với chủ thể từ hướng ống kính và có góc xiên so với mặt đất. Ánh sáng xiên tạo bóng đổ nhiều. Ánh sáng xiên ngang có độ tương phản cao, người chụp khó xử lý hơn thuận sáng, phù hợp với thời điểm mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn, ảnh ấn tượng hơn. Ánh sáng xiên một bên luôn làm nổi bật hình dạng vật thể và thể hiện chiều sâu chủ đề. Chủ thể nửa sáng nửa tối.
Mặt trời chiếu tạt ngang, tạo bóng đổ một bên, tạo thị giác ngôi nhà thờ nổi khối hơn.
Ánh sáng xiên một bên, tạo chủ thể nửa sáng nửa tối.
Cái này là vừa tạt xiên tạo bóng đổ một bên và vừa lọt qua khe mái nhà tạo vùng sáng tối
Ánh sáng ngược sáng
Nguồn sáng chiếu từ phía sau chủ thể. Ngược sáng tạo độ tương phản cực kỳ cao, tạo bóng trực diện với ống kính. Đây là hướng sáng khó sử dụng nhưng là hướng sáng gây ấn tượng mạnh mẽ nhất và dễ tạo cảm xúc cho người xem. Với điện thoại, có thể bật HDR có sẵn sẽ hiệu quả hơn.
Chủ thể sẽ có bóng đổ (shadow) về phía ống kính, tối sậm đen.
Lựa chọn góc chụp tốt nhất
Đến một lúc nào đó, việc xác định hướng sáng trong từng hoàn cảnh cụ thể trở thành thói quen tự nhiên, phản xạ vô thức không còn mất thời gian, thì lưu ý thứ hai là bạn sẽ chọn vị trí đặt máy nào để chụp khung hình. Chúng ta nghe rất nhiều về việc “không có quy luật nào trong nhiếp ảnh cả!” hay “quy luật chụp ảnh đó là chẳng có quy luật nào!”. Thấy gì chụp đó, thích thì chụp! Khoảnh khắc quyết định. Nhưng nếu có thời gian thì nên tìm cho mình góc nhìn tốt nhất cho bức ảnh định chụp. Góc nhìn tốt nhất đôi khi chỉ là một bước xê dịch điện thoại sang trái hay phải hay tới hay lùi và có những khác biệt xuất hiện.
Góc nhìn ngang tầm mắt là góc tự nhiên của mắt chúng ta nhìn mọi sự, bình thường như tự nhiên. Nếu có thể ta nên tập di chuyển quanh chủ thể hoặc dự đoán từ các vị trí khác nhau, cao xuống hay dưới lên… mà ta chưa thử xem sao.
Bạn thích bức nào trong 2 bức dưới đây:
Xa một chút
Hay…gần một chút
Sắp xếp thành phần trong ảnh
Không có ý nói thêm về bố cục luật lệ, mà chỉ nói đến cân bằng tỷ lệ các thành phần trong khung ảnh cho đúng ý muốn của bạn. Đó là tính cân bằng thể hiện qua hình dáng, độ lớn, màu sắc, sắc độ… Cái gì nổi bật thì nó sẽ có trọng lượng hơn những thứ xung quanh.
Có thể chia khung hình theo bất cứ tỷ lệ nào, miễn bạn thấy đúng ý muốn, dễ chịu và hợp nhãn, hài hoà. Người chụp có cảm thức riêng và thường sẽ chọn thành phần khung ảnh theo trực giác của bản thân.
Bức ảnh với phần lớn mặt sông
Và phần sông ít đi…
Nên cẩn thận khi lấy nét và bật HDR
Điện thoại nào giờ cũng có sẵn chế độ HDR tự động (Galaxy A7, Galaxy S7, iPhone 8,…. Trong một số tình huống chụp HDR hiệu quả, cụ thể là có bối cảnh chênh lệch ánh sáng, ảnh HDR sẽ phần nào hài hoà hơn. Nhưng vì điện thoại dùng thuật toán chồng trộn nhiều tấm ảnh bằng cách chup nhanh liên tiếp, nên với đối tượng chuyển động sẽ bị mờ nhoè.
ảnh bị nhòe nhân vật chính
Bức ảnh ngược sáng khá đẹp mắt với chế độ HDR
Cầm điện thoại chắc và lấy nét
Chụp cận cảnh đủ sáng chi tiết rất tốt, những gì dưới chân mình đôi khi có thể là chủ đề ảnh thú vị. Mình chụp rất nhiều tĩnh vật và cận cảnh. Lưu ý chạm điểm muốn lấy nét.
Hai tấm dưới, một tấm nét căng cái lò gốm và người đàn ông ngoài vùng ảnh rõ nét. Tấm tiếp theo thì gần như nét cả hậu cảnh.
Lấy nét chưa tốt
Lấy nét chuẩn hơn và hình ảnh trông sắc nét hơn
Cách chụp ảnh ban đêm
Điện thoại chụp ảnh ban đêm và thiếu sáng chỉ ở mức độ chất lượng vừa phải. Rất nhiều ảnh sẽ không dùng được thường là không sắc nét, chủ thể mờ nhoè do chuyển động, hoặc ảnh bị nhiễu hạt, thiếu sáng… Nên mình nghĩ là nếu phải dùng ban đêm, thì nên chọn chụp thuận sáng như đã nói trên đầu bài. Giữ máy ảnh chắc tay, giảm tối đa sự rung tay lắc máy. Chụp gần chủ đề, lấy nét và khoá nét bằng cách giữ điểm lấy nét vài giây
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam