Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Những cách chữa cảm cực hiệu nghiệm từ dân gian
Cách 1: Ăn cháo giải cảm
Cháo gạo nấu nhuyễn, cho thêm lá tía tô, hành răm, gừng (nếu cần cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà càng tốt). Khi ăn, nên cúi đầu xuống để mũi hít hơi nóng và mùi tinh dầu của tía tô, hành, gừng. Ăn xong trùm chăn kín từ 10 – 15 phút cho cơ thể thoát mồ hôi là được. Cháo này còn chống xung huyết vùng mũi.
Cách 2: Giải cảm với gừng tươi và tóc rối
Lấy một nhánh gừng tươi giã nhỏ với tóc rối, trộn cùng rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân sẽ nhanh chóng được giải cảm. Mục đích của đánh gió là đưa khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương bằng cách thấm qua da.
Nên chọn củ gừng to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng cần đánh gió, lấy bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Cách làm này giúp vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên, mang lại cảm giác dễ chịu.
Xông lá là một trong những cách chữa cảm luôn hữu hiệu
Cách 3: Đuổi gió bằng đồng xu
Dùng 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại cạnh tròn, không bén), 1 chai dầu (cù là, dầu nóng…). Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc hai bên cột sống, cổ, vai. Dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng chà vào vùng đó theo chiều hướng lên hoặc xuống. Chà nhiều lần cho mặt da nóng lên hoặc đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh và đau nhức cổ gáy thì dừng.
Cần lưu ý là nhiều người tưởng phải chà xát thật mạnh cho tới khi vùng đánh gió bầm tím lên thì mới tốt là không đúng. Vì như thế vô tình đã gây nên xuất huyết dưới da do chà xát quá mạnh.
Cách 4: Xông lá
Nếu cảm lạnh nặng, có thể dùng nồi xông. Lá xông nấu từ các loại lá thơm chứa tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… gồm: Lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu. Bạn có thể mua lá xông được bán nhiều tại chợ để giải cảm rất tốt
Các thứ lá trên rửa sạch cho vào nồi đổ vừa nước. Dùng lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín, tránh gió lùa. Bệnh nhân trùm kín chăn, ngồi xông từ 15-20 phút.
Khi xông, các loại dược liệu, các chất trong lá sẽ bốc thành hơi nước theo đường hô hấp vào đến tận phế nang. Trong quá trình này sẽ diễn ra sự trao đổi chất với cơ thể. Vì vậy, đường hô hấp sẽ được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí. Bệnh nhân sẽ bớt đau đầu, giảm chóng mặt và khó thở, da dẻ mềm mại và mát mẻ hơn. Các loại lá khi được nấu lên sẽ tạo thành chất kháng sinh, tinh dầu, có tác dụng chống viêm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt.
Tuy nhiên, cũng chỉ nên xông từ 1-2 lần trong một trận cảm vì xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Các loại cây thuốc chữa bệnh
– Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.
– Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ 12, một bác sĩ và triết gia Do Thái Maimonides đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.
– Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.
– Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi trong hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.
– Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus.
– Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.
– Tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm.
– Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi.
Khi bị cảm nên uống nhiều nước
– Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.
– Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.
– Cây bạc hà đắng: tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.
– Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.
– Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm.
– Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
– Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.
– Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.
– Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.
Những sai lầm hay gặp khi điều trị cảm lạnh
Uống thuốc cảm vô tội vạ
Một số người cứ hễ thấy có triệu chứng như sốt, khản tiếng, ngạt mũi, người mỏi nhừ là lập tức lấy thuốc cảm cúm uống. Rồi thấy không thuyên giảm, một số người mua thêm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt … để uống.
Tuy nhiên, điều này là một cách làm hết sức sai lầm. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc cảm với các thành phần và liều lượng khác nhau điều trị những chứng cảm khác nhau.
Vì vậy, người bệnh không nên tự uống thuốc và tăng liều lượng, thời gian uống mà tốt hơn hết nên tham khảo tư vấn của bác sỹ, tránh tình trạng dùng thuốc quá liều rồi vô tác dụng.
Uống thuốc nhiều chỉ làm tổn hại thêm cơ thể
Kiêng ăn các chất béo như trứng, sữa khi bị cảm
Đây là một sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải. Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ bị mất cảm giác ngon miệng, các triệu chứng như chảy nước mũi, ho, sốt đều làm tăng sự tiêu hao năng lượng, nếu không biết tăng cường dinh dưỡng và nạp đủ năng lượng, bệnh càng lâu khỏi hơn.
Do đó, sau khi bị cảm cần phải ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa hơn, khẩu vị nên thanh đạm, nên bổ sung nhiều protein, vitamin và nguyên tố vi lượng như thịt nạc, các loại trứng, rau, hoa quả, để cơ thể phục hồi nhanh chóng.
Đóng kín cửa, ngủ trùm đầu để toát mồ hôi
Nhiều người cứ nghĩ thế sẽ nhanh khỏi cảm cúm hơn. Nhưng trên thực tế, khi bị cảm cúm ăn uống không ngon miệng, ăn ít, thể chất yếu ớt, ra nhiều mồ hôi gây mất nước và kiệt sức, dẫn tới sức đề kháng suy giảm, bệnh tình càng trầm trọng hơn.
Tổng hợp
O.N