Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Nguyên nhân bé không chịu đắp chăn
Khác với người lớn, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường có thân nhiệt khác và nóng hơn. Nên khi trời lạnh, mẹ đắp thêm chăn cho bé nhưng bé lại tỏ ra khó chịu, cứ đạp chăn, giãy giụa hoặc khóc ré lên vì đang đổ mồ hôi như tắm. Với những bé khó tính, thích quậy thì không chỉ khóc to, những hành động lăn lộn, kêu gào, quậy tung khắp phòng cũng được bé áp dụng triệt để khiến bố mẹ hoang mang.
Nếu mẹ đang băn khoăn câu hỏi: “Tại sao trẻ ngủ hay đạp chăn, không chịu đắp chăn” thì câu trả lời là do 3 nguyên nhân sau:
- Do trẻ thấy nóng, khó chịu không ngủ được.
- Bé vô tình đạp chăn trong lúc thức khi mẹ không để ý. Cách nhận biết nguyên nhân này là trẻ vừa đạp vừa nói mơ, người không có mồ hôi trộm.
- Do đặc trưng giấc ngủ của trẻ chưa được sâu như người lớn nên khi có vật gì đó nặng, đắp lên người trẻ thường có xu hướng đạp ra.
2. Cách kiểm tra xem bé không thích đắp chăn và gợi ý cách khắc phục nhanh
2.1. Với trẻ sơ sinh
Với các trẻ sơ sinh chưa biết nói thì mẹ có thể kiểm tra bằng cách sờ tay lên trán, đầu hoặc ở phần sau gáy, sau lưng xem có mồ hôi không. Nếu có thì mẹ nên cởi bớt đồ dày, hoặc chăn quá dày thì mẹ có thể đổi đắp chăn mỏng cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cần dùng khăn xô khô để lau mồ hôi cho bé ở lưng và trán, nách và bẹn (nếu có mồ hôi). Đồng thời, mẹ có thể dùng thêm quạt mini, quạt tay để phe phẩy cho bé ráo mồ hôi.
2.2. Với trẻ nhỏ
Với các trẻ trên 2 tuổi, đa phần các bé đã biết nói hoặc gật lắc để biểu thị ý muốn của mình thì các mẹ có thể hỏi trực tiếp nguyên nhân bé không chịu đắp chăn. Nếu trẻ nóng, mẹ hãy nhẹ nhàng khuyên bé nằm xuống và bật thêm quạt số nhỏ để bé ngủ ngon hơn
3. Tiết lộ 4 mẹo hay giúp bé không chịu đắp chăn vẫn ấm áp
Tùy tình hình thời tiết và thân nhiệt ở mỗi bé mà tình trạng và phản ứng khi không thích đắp chăn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé tránh khỏi bị ho, cảm, viêm phổi thì mẹ có thể áp dụng ngay một số mẹo hay sau:
3.1. Trang bị túi ngủ cho bé
Đây là một cách giúp hay để giữ ấm cho các bé không chịu đắp chăn về đêm hoặc trong mùa lạnh mà không lo bé đạp chăn ra. Túi ngủ là một vật dụng quen thuộc với nhiều gia đình đặc biệt là dân văn phòng hoặc dân phượt hay đi du lịch. Túi ngủ thường được làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Việc sử dụng túi ngủ sẽ giúp cho bé ngủ ngon, thoải mái và dễ chịu như có cảm giác được mẹ ôm. Với trời thu mẹ nên chọn túi ngủ có độ dày vừa phải, còn mùa đông thì mẹ nên chọn túi có độ dày dặn hơn một chút.
3.2. Sử dụng vỏ chăn có khóa
Với các mẹ khéo tay hơn một chút thì việc tận dụng vỏ chăn có khóa vừa tiện lợi, vừa thân thuộc với bé sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Mẹ có thể may thành một chiếc túi ngủ nhỏ gọn từ vỏ chăn hoặc cho bé ngủ trong vỏ chăn và kéo khóa tới phần bụng trên của bé. Nhờ vậy, bé ngủ cả đêm nếu có đạp chăn thì chăn cũng không bị tung ra, chưa kể vỏ chăn rất rộng nên bé có thể tha hồ vùng vẫy mà không ảnh hưởng tới giấc ngủ.
3.3. Mặc quần liền tất cho bé
Với cách mặc quần liền tất cho bé mẹ sẽ không phải lo bé đạp chăn nữa vì chân, bụng bé đều đã được giữ ấm mẹ có thể đắp thêm chăn mỏng hoặc không. Mẹ có thể lựa chọn cho bé loại quần liền tất bằng chất liệu cotton mềm để bé cảm thấy thoải mái khi ngủ.
3.4. Mặc đồ dày và rộng cho bé kèm sử dụng thêm yếm mềm, tất
Với cách mặc đồ ngủ dày và rộng cho bé thì đây là kiểu đồ ngủ có phần tay, chân, bụng dài, rộng hơn so với chiều dài thực tế của tay, chân, bụng của bé để bé được giữ ấm suốt đêm. Kiểu đồ ngủ này còn được gọi là Pyjama đang rất được các mẹ ưa chuộng và lựa chọn cho con.
Dù là cách nào đi nữa thì phần cổ của bé cũng luôn cần được giữ ấm vì dễ bị viêm họng nhất nên mẹ phải mặc cho con một chiếc yếm mềm để giữ ấm phần ngực, dù bé đạp tung chăn ra thì vẫn còn khăn trên ngực giúp bé không bị lạnh cổ.
Ngoài ra còn rất nhiều cách khác để giữ ấm cho các bé không thích đắp chăn trong tiết trời lạnh mà không lo bé đạp tung chăn ra ngoài như sử dụng đèn sưởi, quạt sưởi, máy sưởi dầu,… để làm ấm phòng trước khi ngủ. Tuy vậy, mẹ không nên cho bé nằm ở giữa vì bé có thể nóng và đổ nhiều mồ hôi.
Hi vọng với những mẹo hay giúp con ngủ hay đạp chăn hãy ích trên mà Websosanh.vn mách mẹ sẽ giúp mẹ giải tỏa được những lo lắng khi con không chịu đắp chăn và có cách xử lý phù hợp nhất.