Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Trước đây, khi khoa học và công nghệ chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, thì bàn phím là một trong những thiết bị kết nối người dùng và máy tính thông qua một sợi dây dẫn đầu vào, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại thì bàn phím máy tính có thể sẽ không cần đến chiếc dây đầu vào đó nữa mà thay vào đó là việc kết nối bluetooth từ xa, tiện dụng. Khái niệm bàn phím máy tính đã quá quen thuộc với chúng ta, nhưng muốn đào sâu vào khái niệm này để tìm hiểu những điều bí ẩn bên trong, thì mình tin chắc rằng hầu như chưa một người dùng nào đã thử qua. Vậy ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu khái niệm về bàn phím trên laptop và một số nguyên nhân bàn phím bị lỗi gõ chữ.
1 . Bàn phím máy tính là gì ?
Bàn phím là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính là thiết bị không thể thiếu, nếu thiếu nó máy tính của bạn sẽ báo lỗi và sẽ không khởi động. Bàn phím có thiết kế khá nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức cũng năng khác nhau. Bàn phím thông thường có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn phím được nối với máy tính thông qua cổng PS/2 (hiện nay đã không còn được sử dụng), USB và bàn phím bluetooth kết nối không dây.
2. Nguyên lý hoạt động của bàn phím máy tính
Bàn phím hoạt động bằng các chip xử lý bàn phím, chúng sẽ liên tục kiểm tra trạng thái của ma trận quét (scan matrix) để xác định công tắc tại các tọa độ X, Y đang được đóng hay mở và ghi một mã tương ứng vào bộ ðệm bên trong bàn phím. Sau đó mã này sẽ được truyền nối tiếp tới mạch ghép nối bàn phím trong PC hay laptop. Cấu trúc của SDU (Serial Data Unit) cho việc truyền số liệu: Mỗi phím nhấn sẽ được gán cho 1 mã quét (scan code) gồm 1 byte. Nếu 1 phím được nhấn thì bàn phím phát ra 1 mã make code tương ứng với mã quét truyền tới mạch ghép nối bàn phím.
3. Nguyên nhân và cách khắc phục bàn phím bị lỗi gõ chữ
Đôi khi trong lúc soạn thảo văn bản, bạn gõ một ký tự trên bàn phím nhưng lại ra một ký tự khác trên màn hình. Phải chăng bàn phím bị lỗi chữ? Chưa chắc, hãy xem xem vấn đề của bạn rơi vào trường hợp nào sau đây để tìm hướng giải quyết bàn phím bị lỗi chữ nhé.
Trường hợp 1: Gõ ký tự nhưng bàn phím bị lỗi chữ hiển thị thành số
Có thể do bạn vô tình kích hoạt chế độ gõ số fn + numlk. Như vậy, bạn chỉ cần nhấn lại tổ hợp phím Fn + Numlk để hủy chế độ gõ số.
Trường hợp 2: Xuất các ký tự lặp như Hhhh, Mmmm, … khi gõ bàn phím.
Có lẽ bàn phím bị lỗi kẹt các nút chữ, do đó khi bạn ấn nhẹ vào thì nút bấm hiện ra một loạt chữ. Để khắc phục tình trạng bàn phím bị lỗi chữ này, bạn chỉ cần nhấn nhiều lần các phím đó để nút bấm “ăn” trở lại. Bạn cũng nên làm vệ sinh lại bàn phím của bạn định kỳ để tránh tình trạng này.
Trường hợp 3: Bàn phím tiếng Việt bị lỗi gõ chữ như chữ “D” thì lại ra là “Dđ”
Nguyên nhân của lỗi này chủ yếu là do phần mềm gõ chữ Vietkey hay Unikey xuất hiện lỗi. Để khắc phục, bạn nên tắt bộ gõ tiếng Việt đi sau đó mở lại. Nếu vẫn không được, bạn hãy gỡ cài đặt và tải lại ứng dụng gõ tiếng Việt mới. ếng việt mới.
Trường hợp 4: Lỗi bàn phím khi gõ tiếng việt có dấu bị lỗi font chữ, ví dụ gõ muốn gõ “ôn tập” nhưng nó ra “on tệp”
Nguyên nhân của lỗi này chủ yếu là do người dùng chọn sai font chữ, hoặc chọn sai chế độ gõ trên các bộ gõ tiếng Việt Unikey và Vietkey. Để khắc phục, nếu sử dụng Unikey, bạn lựa chọn tùy chọn như hình dưới: Kiểu gõ Telex, chế độ Unicode dựng sẵn, sau đó chọn font chữ Time News Roman.
Bàn phím Windows và những công dụng thiết thực nhất của các phím chức năng