1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

Bạn cần làm gì khi bị say nắng, say nóng ?

Dùng lá sen, dã, vắt lấy nước cùng vài hạt muối là một trong những cách giải nắng tốt cho người bị say nắng

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Mùa hè với những ngày nắng oi ả, với việc phải đi ra đường trong thời tiết như thế, không khỏi khiến cơ thể chúng ta thấy khó chị, và gặp phải tình trạng say nắng. Đặc biệt là các đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có bầu thì tình trạng say nắng rất phổ biến.

Vậy phải làm gì để tránh khỏi tình trạng say nắng, và nếu như bị say nắng thì phải làm gì để chữa say nắng hiệu quả và kịp thời?

Cách phòng say nắng

Để tránh say nắng, bạn cần đội nón mũ, đeo kính râm trước khi ra khỏi nhà trong những ngày trời nắng

Để tránh say nắng, bạn cần đội nón mũ, đeo kính râm trước khi ra khỏi nhà trong những ngày trời nắng

Say nắng thường xảy ra khi chúng ta đi dưới trời nắng gắt quá lâu, kết hợp với việc thiếu khí, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mê mệt, choáng và có thể bị ngất.

Do đó, trước khi nghĩ cách chữa say nắng hãy lưu ý những điều sau để chống say nắng hiệu quả.

– Đội nón, mũ, khăn che mặt đầy đủ khi ra ngoài nắng

– Nếu làm việc ngoài trời cả ngày, nên dựng chòi, chỗ nghỉ mát thoáng để nghỉ ngơi

– Không nên uống nhiều nước đá lạnh và ngồi trực tiếp trước quạt trong những ngày trời nắng nóng

– Hạn chế tối đa việc phải đi ra ngoài lúc trời nắng ghắt như giữa trưa, lúc chiều…

– Nếu có những dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, chóng mặt…thì nên vào chỗ mát nghỉ ngay, không nên làm cố sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài ra để đề phòng cảm nắng hoặc say nắng, có thể dùng: Lá tre 20g, sắn dây 20g, mạch môn 20g, cam thảo đất 20g, thổ phục linh 20g, hương nhu 30g, sâm đại hành 20g. Tất cả đều nấu trong 3 lít nước sôi, uống thay nước hàng ngày.

Làm gì khi bị say nắng

Khi phát hiện người bị say nắng, ngay lập tức mang bệnh nhân vào nơi râm mát, tháo bỏ những vật dụng gây khó chịu trên người

Khi phát hiện người bị say nắng, ngay lập tức mang bệnh nhân vào nơi râm mát, tháo bỏ những vật dụng gây khó chịu trên người

Khi phát hiện người bị say nắng, cần lập tức đưa bệnh nhân vào nơi mát để nghỉ ngơi.

Tiếp đến, cần nới rộng quần áo, loại bỏ hết khăn, mũ hoặc những đồ gây khó thở và bí bách trên cơ thể người bệnh

Sau đó, đặt bệnh nhân trước quạt, đồng thời dùng khăn mát lau cổ, gáy, chân tay…và đắp khăn mát lên đầu bệnh nhân, đồng thời cho bệnh nhân uống nước mát (không phải là nước lạnh)

Khi bệnh nhân dần dần tỉnh lại, lại cho bệnh nhân nghỉ ngơi, uống thêm nước hoa quả hoặc đường glucozo cho tỉnh tao và khỏe hơn.

Say nắng với những biến chứng nguy hiểm hơn

Nếu ở gần hồ sen, bạn có thể dùng lá sen tươi, sau đó vắt lấy nước và cho thêm vài hạt muối để cho người say nắng uống

Nếu ở gần hồ sen, bạn có thể dùng lá sen tươi, sau đó vắt lấy nước và cho thêm vài hạt muối để cho người say nắng uống

Khi bị say nắng ngoài việc hoa mát, chóng mặt thì có thể có những biến chứng nguy hiểm hơn, lúc đó bạn cần thực hiện một số những biện pháp nhằm đối phó với tình hình này, cụ thể như sau:

– Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.

– Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.

– Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân.

– Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống.

– Các trường hợp say nắng nhẹ: Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.

Trên đây là những lời khuyên cho bạn xử trí kịp thời khi có người bị say nắng, nên nhớ, tốt nhất là nên phòng hơn chống, không nên ra đường vào những khi trời quá nắng, hoặc không có đồ che chắn nắng.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức liên quan
Các cách chế biến bánh gạo Tteokbokki Hàn Quốc

Các cách chế biến bánh gạo Tteokbokki Hàn Quốc

Mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt huyết rồng có khỏi không ?

Mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt huyết rồng có khỏi không ?

Cách nấu chè kho ngon từ gạo nếp trổ tài dịp Tết

Cách nấu chè kho ngon từ gạo nếp trổ tài dịp Tết

Giá gạo nếp ăn Tết Quý Mão 2023 bao nhiêu tiền?

Giá gạo nếp ăn Tết Quý Mão 2023 bao nhiêu tiền?

Dân tình lại SỐT SÌNH SỊCH với

Dân tình lại SỐT SÌNH SỊCH với "mốt" ăn gạo đen chữa bệnh

Ăn gạo lứt huyết rồng có giảm cân không? Những điều cần lưu ý

Ăn gạo lứt huyết rồng có giảm cân không? Những điều cần lưu ý

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất