1. Tin tức hữu ích
  2. Đặt khách sạn
  3. Dịch vụ tài chính
  4. Đăng sản phẩm lên Websosanh
  5. Hỗ trợ khách hàng - 1900.0345

9 sai lầm to đùng khi dùng kem chống nắng

Dù cách sử dụng có vẻ rất đơn giản như dùng một loại kem dưỡng nhưng thực tế dùng kem chống nắng lại cần nhiều lưu ý để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]

Dùng kem chống nắng không chỉ có công dụng bảo vệ da, chống lão hóa cho da mà còn đem lại một làn da mịn màng và trắng hồng như một lớp kem nền giúp da căng mịn khỏe khoắn hơn bởi vậy sử dụng kem chống nắng hàng ngày đã trở thành việc không thể thiếu mỗi ngày của các chị em, tuy nhiên bạn có biết dưới đây là những lỗi sai rất dễ mắc phải khi dùng kem chống nắng ?

1. Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng

Có rất nhiều người thường quên hoặc viện lý do khẩn cấp nên chỉ bôi kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hình ảnh các cô nàng mặc bikini nóng bỏng thủng thẳng trải khăn tắm, nằm dài rồi mới bôi kem và tắm nắng trên các bộ phim điện ảnh đã khiến hầu hết phụ nữ có cái nhìn lệch chuẩn về thời điểm thoa kem chống nắng.

Cách làm đúng là nên bôi kem chống nắng khoảng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và bắt đầu phát huy tác dụng.

2. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài

Tia UV có thể xuyên qua áo quần và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì vậy, nếu không bôi kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư da như thường. Lời khuyên tốt nhất là nên bôi kem chống nắng trong tình trạng khỏa thân.

Nếu như bạn đang mặc quần áo hay đồ bơi trên người, bạn sẽ không bôi nó ở những vùng có quần áo che chắn. Điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ một số vùng “khuất lấp” như giữa lưng hay mặt sau của chân, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư ở đây phát sinh.

3. Bỏ quên đôi môi

Cũng như các phần da khác, đôi môi rất dễ bị tổn thương bởi tia cực tím, vì vậy điều quan trọng là cần phải sử dụng kem chống nắng cho cả môi. Hãy thử một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý sử dụng lượng son nhiều hơn so với kem chống nắng, vì khi nói chuyện, ăn uống, son dưỡng sẽ nhanh bị trôi.

 

4. Không dùng kem chống nắng “water proof”

Hầu hết các loại kem chống nắng đều là dạng kem chống nắng chống nước “water proof” để dùng trong các hoạt động ở dưới nước, hoặc dành cho người da dầu nhờn dễ bị trôi kem chống nắng, tuy nhiên không ít người vẫn lựa chọn kem chống nắng dựa vào các tiêu chí khác như độ bám dính, không bóng nhờn, tạo lớp nền trắng hồng tự nhiên v.v..  mà bỏ quên tiêu chí quan trọng nhất là khả năng chống nắng hiệu quả.

5. Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt

Có sự khác biệt giữa kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng cho cơ thể. Làn da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt đã được nghiên cứu để ít gây kích ứng và không làm bít tắc lỗ chân lông.

Nếu bạn đang bị mụn hoặc sở hữu một làn da nhạy cảm hãy tránh các loại kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt, đặc biệt là loại xịt khô vì chúng chứa nhiều thành phần là cồn, làm khô da và dễ gây nên dị ứng.

6. Chỉ sử dụng kem chống nắng vào ngày nắng

Vào những ngày mưa râm mát, ánh nắng có thể tạm biến mất nhưng tia tử ngoại thì không. 80% các tia UV vẫn xuyên qua mây trong những ngày mây mù, vì vậy đừng để thời tiết ảnh hưởng tới việc dùng kem chống nắng của bạn.

7. Không sử dụng đủ lượng cần thiết

Kem chống nắng có thể có kết cấu đặc và chứa nhiều hợp chất hóa học phức tạp với chất kem màu trắng đặc trưng khi mới thoa lên da, nhiều người hơi hoảng bởi tông màu da trắng lên quá nhiều so với làn da tự nhiên, tuy nhiên không phải vì điều này mà bạn dùng lượng ít hơn mức cần thiết để bảo vệ da. Liều lượng thực tế cần dùng để bảo vệ da khuôn mặt dưới ánh nắng mặt trời là khoảng 1 thìa cafe đầy kem chống nắng, bạn có thể chuyển sang dùng kem chống nắng hóa học thay vì kem chống nắng vật lý nếu sợ da bị quá trắng.

8. An toàn khi ở trong nhà hoặc xe hơi

Những tác hại của ánh nắng mặt trời với làn da có thể cảm nhận dễ dàng ở việc da bị cháy nắng, bỏng rát tuy nhiên đó chỉ là tác động của tia UVB, còn tia UVA thì lại âm thầm phá hủy làn da, gây nên tình trạng lão hóa da, sạm nám nghiêm trọng hơn ở tầng sâu dưới da. Đây cũng là lí do mà nhiều người chủ quan không dùng kem chống nắng khi ở trong nhà hoặc ngồi trong xe hơi, tia UVB có thể bị chặn lại qua cửa kính nhưng tia UVA lợi hại thì vẫn có thể tác động lên da như thường.

9. Không lưu tâm đến chỉ số quang phổ

Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da. Nhưng việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng, vì nó xâm nhập vào da sâu hơn, tồn tại trong suốt cả năm và là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da sớm. Để bảo vệ da tối đa, hãy tìm đến các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên.

10. Không chịu bôi lại

Dù kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi tia uv đến 99% với một lớp kem bôi mỏng manh và vài thao tác trong mấy phút, tuy nhiên làn da của bạn sẽ chỉ được giữ nguyên công dụng chống nắng trung bình khoảng 2 giờ. Nếu đã bôi quá thời gian này thì bạn cần bôi lại kem ngay, đừng vì lười biếng không che chắn kĩ cho làn da lại còn không bôi lại kem mà khiến da đen xạm và dễ bị nám nhé!

11. Kem chống nắng tuổi thọ cao

Kem chống nắng thực sự có hạn sử dụng dài hơn so với các loại mỹ phẩm dưỡng da thông thường khác, trung bình là từ 12 tháng sau khi mở nắp, trong khi với kem dưỡng thì thời gian này chỉ từ 6 tháng. Tuy vậy, bạn cần sử dụng thường xuyên và chăm chỉ để bảo vệ da thật tốt và tránh việc tiếc rẻ sử dụng tuýp kem vẫn còn nhiều nhưng đã quá hạn sử dụng từ lâu.

12. Không bảo vệ đôi mắt

Quá trình chống nắng phụ thuộc vào kem chống nắng một phần và phần còn lại là góp phần không nhỏ ở các phụ kiện, có thể kể đến chiếc kính mát là vật dụng giúp bảo vệ đôi mắt khỏi tia UV độc hại. Nếu xuề xòa trong việc chọn kính mát kém chất lượng thì đôi mắt bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề còn hơn khi không đeo, có thể dẫn tới đục thủy tinh thể và gây ra nếp nhăn ở khóe và đuôi mắt.

Tin tức liên quan
Kem chống nắng cho da khô của Innisfree loại nào tốt?

Kem chống nắng cho da khô của Innisfree loại nào tốt?

Khi nào cần thay kem chống nắng ?

Khi nào cần thay kem chống nắng ?

Kem chống nắng vật lý là gì ? So sánh kem chống nắng vật lý và hoá học loại nào tốt cho da hơn

Kem chống nắng vật lý là gì ? So sánh kem chống nắng vật lý và hoá học loại nào tốt cho da hơn

Tầm giá 100k mua kem chống nắng nào giá rẻ cho chất lượng tốt

Tầm giá 100k mua kem chống nắng nào giá rẻ cho chất lượng tốt

Kem chống nắng Skin Aqua chất lượng có tốt không ?

Kem chống nắng Skin Aqua chất lượng có tốt không ?

Kem chống nắng Neutrogena có những loại nào ? Công dụng có tốt không ?

Kem chống nắng Neutrogena có những loại nào ? Công dụng có tốt không ?

So sánh, tìm kiếm giúp mua được giá rẻ, uy tín và tốt nhất