Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Khi chụp ảnh với tốc độ màn trập thấp thì việc sử dụng một chân máy chắc chắn sẽ giúp nhiếp ảnh gia ghi lại được những hình ảnh sắc nét cũng như loại bỏ được hoàn toàn hiện tượng rung của máy. Mặc dù việc thiết lập một chân máy và sử dụng nó cho nhu cầu của người chụp có vẻ đơn giản và không cần thiết phải hướng dẫn cụ thể. Nhưng trên thực tế có rất nhiều người sở hữu một chiếc chân máy đắt tiền và biết chính xác phải làm gì để ghi được những hình ảnh sắc nét nhưng điểm hạn chế của họ lại ở các góc chụp khá nhàm chán.
Trong bài viết này sẽ chia sẻ các kỹ thuật để thiết lập, quản lý và sử dụng chân máy nhằm ghi lại được những tấm hình ấn tượng. Dưới đây là cách sử dụng chân máy hiệu quả nhất.
1. Đặt chân máy ở nơi bằng phẳng
Trước khi thiết lập chân máy để tiến hành chụp hình, đầu tiên cần xác định nới đặt chân máy. Trong hầu hết các địa điểm đều có những mặt phẳng tương đối dễ dàng để đặt chân máy. Nhưng cũng có một số địa điểm yêu cầu phải điều chỉnh mức độ dài ngắn của từng chân máy cho phù hợp để tạp độ vững chắc và an toàn cho thiết bị. Cần phải luôn đảm bảo rằng chân máy đã được dựng trên một mặt phẳng và trọng lượng máy ảnh được phân phối đồng đều cho cả 3 chân. Cuối cùng, người chụp nên lưu ý khi đặt chân máy tại nơi có nhiều cát bởi nó sẽ có nguy cơ cao gây tai nạn cho thiết bị chụp hình.
2. Mở rộng phần chân ở lớp thứ nhất
Thông thường một chân máy sẽ thu gọn được thành 2-3 phần nhưng ở những đoạn phía dưới lại có thiết kế mỏng hơn các đoạn trên. Nếu như nhu cầu của người chụp chỉ cần tới độ cao của 2 phần thì thì nên đặt chân máy ở phần có thiết kế dày hơn vì như vậy chân máy sẽ ổn định hơn. Cũng tương tự trên các chân đế khác, phần đầu luôn dày và cứng nhất.
3. Mở hết cỡ chân máy
Tất cả giá đỡ 3 chân cần phải được mở ra hết cỡ khi đặt máy ảnh lên. Bởi lẽ, khi kéo đến nấc cuối cùng của độ rộng , chân máy sẽ đảm bảo được độ vững chắc và không làm hỏng các tấm ảnh trong khi chụp.
4. Đặt vị trí chân máy
Khi đặt chân máy xuống bề mặt, người chụp nên xoay 1 chân theo hướng của chủ thể hoặc phong cảnh còn khoảng cách giữa 2 chân máy kia đủ để người chụp thoải mái điều chỉnh máy ảnh và góc chụp.
5. Chỉ sử dụng tới cột trung tâm của chân máy khi không có sự lựa chọn khác
Hầu như giới chuyên nghiệp đều không thích dùng tới cột trung tâm của chân máy, nó chỉ được trong trường hợp cần độ cao để ghi lại hình ảnh. Lời khuyên ở đây là cần phải mở rộng hết cỡ 3 chân sau đó mới kéo cột trung tâm lên. Nhưng dù vậy, cột trung tâm luôn làm mất ổn định các thiết lập của người chụp và trở thành điểm duy nhất kết nối với 3 chân. Nếu bắt buộc phải dùng tới cột trung tâm các nhiếp ảnh gia nên đảm bảo rằng chân máy của mình đang được đặt trên một mặt phẳng ổn định.
6. Đảm máy ảnh và lens được cố định và cân bằng trên chân máy
Để tránh các tai nạn không cần thiết, người chụp luôn luôn phải đảm bảo an toàn cho máy ảnh và ống kính của mình thật tốt. Khi đã gắn máy lên chân máy nên giữ nó bằng tay một cách chắc chắn và cố gắng từ từ di chuyển nó. Không nên xoáy trôn ốc đề phòng máy bị lật.
7. Lưu ý tới chiều dài của lens khi lắp đặt
Nếu người chụp đang sử dụng một ống kính nặng nề người dùng cần phải đảm bảo gắn ống kính lên chân máy tại vị trí cổ lens thay vì máy ảnh bởi nó sẽ giữ cân bằng về trọng lượng. Và sau đó, người chụp nên thiết lập lại máy để đảm bảo khi chụp máy không bị rung, lắc gây ảnh hưởng tới hình ảnh.
8. Ổ khóa cổ của chân máy ảnh
Ổ khóa lật của chân máy ảnh rất tốt và thuận tiện nhưng người dùng nên đảm bảo rằng thiết bị này có kích thước phù hợp với đầu của chân máy.
9. Móc của chân móc
Nếu chân máy được trang bị với một cái móc ở phía dưới thì nên treo túi máy ảnh hoặc một bao cát ở đó để giúp ổn định cho cột trung tâm. Tuy nhiên, nếu chiếc túi máy ảnh không đủ nặng thì nó có thể gây sự rung lắc không cần thiết trong lúc người chụp đang thực hiện ghi lại các tấm hình.
T.T (Theo Photographylife)