Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Nhiều người cho rằng chân máy chỉ là phụ kiện và ít sử dụng nên thường lựa chọn mua thiết bị này trong với mức giá thấp. Nhưng khi thực sự dùng đến chân máy thì hầu hết trong số họ đều nhận thấy những chiếc chân máy quá rẻ không thể đáp ứng được nhu cầu sáng tạo nghệ thuật. Không cần thiết phải “tậu” chân máy quá đắt tiền nhưng khi chọn nhớ tìm hiểu kĩ về phần khớp nối giữa chân máy và máy ảnh. Phải đảm bảo khi sử dụng phần khớp tròn này vừa cơ động nhưng vẫn chắc chắn.
Điều quan trọng là cần phải biết trong trường hợp nào thì phải sử dụng chân máy. Mặc dù, mọi người đều thích chụp cầm tay hơn là phải setup một chân máy cồng kềnh và sẵn sàng điều chỉnh mức ISO cao để thoải mái ghi được những hình ảnh trong các góc ấn tượng nhất. Nhưng thực tế để ghi được những hình ảnh ưng ý, sắc nét trong môi trường ánh sáng thấp có khác nhiều yếu tố ảnh hưởng. Trước hết là do các kỹ thuật giữ máy, tốc độ màn trập, hiệu suất ISO, kích thước cảm biến, tiêu cự, hệ thống ổn định hình ảnh, độ nét của ống kính… và dĩ nhiên chẳng hề có công thức cụ thể nào cho phép người chụp tìm hiểu được chính xác thời điểm nào cần phải sử dụng đến chân máy.
Dù vậy vẫn có một số lưu ý để ghi được những hình ảnh sắc nét như mong muốn của người chụp:
1. Trọng lượng
Nếu thiết bị có trọng lượng lớn thì người dùng nên sử dụng chân máy, đặc biệt là khi ghi hình trong một thời gian dài. Việc cố gắng để giữ chiếc máy ảnh chuyến nghiệp DSLR với ống kính tiêu cự 600mm f/4 sẽ khiến bất cứ ai cũng cảm thấy nhanh chóng mệt mỏi khi phải làm việc cả ngày.
2. Thể loại
Với mỗi thể loại nhiếp ảnh: phong cảnh, macro, kiến trước và một số loại nhiếp ảnh đặc thù sẽ yêu cầu phải có chân máy để chụp được những tấm ảnh chính xác trong khung hình nhất định ngay cả ở điều kiện ánh sáng tốt. Người chụp có thể muốn làm mờ chuyển động một cách cố ý như phơi sáng để ghi lại thác nước hay các đám mây di chuyển. Ngoài ra, khi sử dụng kỹ thuật chụp ảnh toàn cảnh Panorama, HDR, Tinelapse và Blending chắc chắn người chụp phải dùng đến chân máy.
3. Kỹ thuật chống rung bằng tay với quy tắc đối ứng và ổn định hình ảnhDù cho người chụp đã nắm chắc được kỹ thuật chụp ảnh chống rung bằng tay nhưng nếu tốc độ màn trập quá thấp thì lời khuyên dành cho họ là nên mua một chiếc máy ảnh sở hữu hệ thống chống rung hoàn hảo. Có một nguyên tắc chung dành cho người chụp đó là tốc độ màn trập cần phải nhỏ hơn hoặc bằng tiêu cự chụp. Ví dụ, trong trường hợp chụp ảnh với ống kính 300mm thì tốc độ màn trập nên ở 1/300s . Nếu người chụp sử dụng một chiếc máy ảnh có hệ thống chống rung, việc cần làm chỉ là bật hệ thống đó lên mà thôi. Nhưng tất cả những điều đó sẽ hoạt động hoàn hảo nếu kỹ thuật giữ máy ổn định bằng tay của người chụp ở mức độ tốt và thành thạo.
4. Hiệu suất ISO và mức độ nhiễu của ảnh
Trong một số máy ảnh full frame hiện đại cho phép ghi được các hình ảnh tuyệt với ở mức ISO cao mà chất lượng hình ảnh không bị nhiễu cũng như giữ được màu sắc tươi sáng của đối tượng. Tuy nhiên, luôn có một ranh giới giữa những gì máy ảnh có thể làm và những tiêu chuẩn của người chụp. Một số nhiếp ảnh gia không quan tâm tới độ nhiễu của ảnh, nhưng nhiều người lại cho rằng độ nhiễu đi kèm với chất lượng ảnh thấp. Đơn giản, chỉ cần xác định rõ tiêu chuẩn ảnh là cần góc chụp thì phải chấp nhận đẩy ISO cao cùng hình ảnh nhiễu còn sử dụng chân máy sẽ cho hình ảnh sắc nét.
5. Thu/ Phóng kích thước ảnhTùy vào nhu cầu sử dụng ảnh để in thành các ẩn phẩm quảng có lớn hay đưa lên các màn hình có độ phân giải cao mà có cách chụp phù hợp. Nếu muốn phóng to ảnh thì người chụp cần thiết lập ISO ở mức thấp, điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ màn trập chậm. Tuy nhiên, nếu không quan tâm tới việc in ấn mà chỉ muốn chia sẻ hình ảnh trên web thì chỉ cần thay đổi kích thước của hình ảnh, khi thu nhỏ ảnh sẽ giảm mờ và giảm nhiễu và vẫn khá sắc nét mà không phải dùng tới chân máy.
6. Độ dài tiêu cự và khoảng cách tới đối tượng Với ống kính càng dài thì tốc độ màn trập càng chậm để có thể ghi lại được đầy đủ hình ảnh của tấm hình khi chụp bằng tay. Thực tế, khoảng cách vật thể rất quan trọng nếu đối tượng ở xa và nằm trong một phần của khung hình chắc chắn độ sắc nét sẽ không được đảm bảo.
7. Độ phân giải của máy ảnh và ống kínhHãy nhớ độ phân giải máy ảnh lớn sẽ đòi hỏi một ống kính tương đương đi kèm với kỹ thuật chống rung bằng tay tốt hơn của người chụp
T.T (Theo Photographylife)