Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Bỏng ngô
Bỏng ngô độc hại hơn bạn nghĩ
Những chiếc túi đựng bỏng ngô trong những rạp chiếu phim dường như là rất tiện dụng và vô hại, nhưng sự thật thì cần phải xem xét lại một chút. (chúng tôi đang nói đến bỏng ngô được sản xuất hàng loạt chứ không nói đến bỏng ngô tự làm)
Đầu tiên, chiếc túi đựng bỏng ngô được hình thành từ các hóa chất PFOA và các Axit Perflourooctanonic – đây là các hóa chất chống dính rất tốt nhưng lại là nguồn chất độc hại. Các hóa chất này được chứng minh là gây ung thư và vô sinh cho các động vật trong phòng thí nghiệm. Vậy sẽ ra sao nếu chúng ta tiếp tục ăn những hộp bỏng ngô (chứa trong hộp nhựa)?
Ngoài ra, trong quá tình sản xuất, để tạo độ ngon và giòn cho bỏng ngô, người ta cho thêm dầu và các chất nhũ hóa, chức một lượng lớn các chất béo chưa no.
Cuối cúng là để tạo “hương vị bơ” cho bỏng ngô, các nhà sản xuất sử dụng một chất hóa học gọi là diacetyl – một chất được liệt ke là một chất gây ung thư hàng đầu.
Vì vậy, hãy tự làm bỏng ngô cho mình, hoặc tự mình chứng kiến những người làm bỏng ngô ngoài đường thay vì mua bỏng ngô sẵn có, được chứa trong những hộp nhựa được sản xuất hàng loạt.
2. Bơ thực vật
Bơ thực vật thực chất là một chất tổng hợp nhân tạo
Dường như cứ cái gì liên quan đến thực vật đều khiến chúng ta yên tâm vì nó “an toàn” hơn những thứ khác. Tuy nhiên, bơ thực vật lại không nằm trong số đó.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần của bơ thực vật và chỉ ra rằng trong thành phần của bơ thực vật có chứa nhiều chất béo chưa no – những chất gây tổn hại đến mạch máu và động mạch của người ăn. Bên cạnh đó, lượng calo lớn từ bơ thực vật với ít nhất 100 calo trong mỗi muỗng bơ, cho thấy, bơ thực vật cũng không kém “béo”.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất bơ thực vật người ta còn sử dụng lượng lớn các chất nhân tao, các hương vị tổng hợp,…vì thế không tránh khỏi những hợp chất gây độc hại cho cơ thể.
3. Các chất làm ngọt nhân tạo
Đường hóa học không tốt như bạn nghĩ
Mặc dù các phương tiện truyền thông luôn nói rằng, các chất làm ngọt nhân tạo (đường hóa học) là “xu hướng của tương lai” và sẽ thay thế được đường tự nhiên, nhưng điều đó hoàn toàn sai trái.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, đường hóa học mặc dù gây cho ta cảm giác ngọt, và hạn chế ăn ngọt hơn, nhưng sự thật thì cơ thể của bạn lại thèm ngọt hơn (bằng chứng là cơ thể bạn luôn muốn uống thêm nhiều soda sau khi uống một lon), và cũng không lạ nếu soda là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra béo phì.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho biết các insulin trong máu lại cực kì nhạy cảm với các chất ngọt hóa học này, và chỉ một lượng nhỏ vào cơ thể cúng gây sự biến đổi lớn về insulin trong máu, do đó, nguy cơ bệnh tiểu đường cao hơn, đấy là chưa nói đến những nguy cơ về thận khi sử dụng những chất ngọt này.
4. Nước sốt cà chua
Hãy tự làm nước sốt cà chua
Cà chua chín rất tốt cho cơ thể với việc cung cấp các vitamin C, A và sắt…nhưng cầu chuyện với nước sốt cà chua lại hoàn toàn khác.
Bạn có đọc nhãn mác của hộp nước sốt và thấy thành phần của nó? Không chỉ là cà chua mà còn có hàng loạt các thành phần khác, mà đơn cử là siro ngô. Dường như, nước sốt cà chua “ngọt” hơn so với cà chua thông thường? Vì nó chứa một lượng đường nhiều hơn so với cà chua chín tự nhiên. Bên cạnh đó, nhiều nước sốt cà chua cũng chứa một lượng natri không hề nhỏ.
Vậy làm thế nào khi bạn nghiện ăn món này? Tự làm nước sốt cà chua cho mình. Một cân cà chua chín ngoài thị trường chỉ có giá khoảng 10,000 đ đến 20,000 đ, bạn có thể làm khoảng 3 hũ nước sốt cà chua, trong khi bạn mua một hũ tại siêu thị đã có giá khoảng 80,000 đ.
5. Sanwich
Giảm béo thì không nên ăn sanwich
Nếu bạn đang giảm béo thì sandwich cần được loại bỏ đầu tiên trong thực đơn của bạn.
Mỗi chiếc sanwich có chứa tới 400 gram calo (trong khi thường thì cơ thể chỉ cần khoảng 1,250 gram đến 1,500 gram calo trong 1 ngày), đấy là chưa nói đến bạn không chỉ ăn nguyên chiếc sanwich.
Ngoài ra, mỗi muỗng mayonnaise có chứa tới 11 gram chất béo, trong khi, mỗi chiếc sanwich có tới 4 muỗng mayonaise!
6. Dâu tây
Dâu tây nhiều chất độc hơn bạn nghĩ
Một cáo cáo mới nhất được thực hiện bởi Bộ nông nghiệp Mỹ phát hiện ra rằng, dâu tây (thành phẩm) chứa hơn 13 loại thuốc trừ sâu khác nhau.
Đấy là Hoa Kỳ với những quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm cũng như những hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, thế còn nước ta? Khi mà tình trạng các chất bảo vệ thực vật còn rất lỏng lẻo trong khâu quản lý thì mỗi quả dâu tây có chứa những gì?
Dâu tây là loại quả rất nhạy cảm, vì thế được trồng trong lồng kính, và không tránh khỏi sự xâm phạm của nấm, bệnh và sâu, vì thế cũng không thể trách người dân không sử dụng các chất độc hại để cho những quả dâu tây luôn tươi mọng.
7. Giá đỗ
Tốt hơn hết nên xào chín giá đỗ
Có thể bạn thốt lên rằng “giá đỗ mà cũng nguy hiểm?”, vâng, bản thân giá đỗ thì không nguy hiểm, nhưng quá trình làm giá đỗ gây ra sự nguy hiểm.
Việc làm giá đỗ với môi trường nóng ẩm, là điều kiện lý tưởng có các vi khuẩn như E.coli, salmonella, Listeria phát triển. Trong khi ăn, chúng ta thường ăn sống, hoặc chỉ xào “tới chín”, hay thậm chí chỉ trụng qua nước sôi, như thế không thể nào diệt hết tất cả các vi khuẩn này.
Đấy là chưa kể đến để sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn giá đỗ, thì người ta đã phải sử dụng những hóa chất mọc mầm.
Theo Naturalon
O.N