Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
Sữa rửa mặt sẽ làm da mặt mềm hơn sau khi rửa
Sử dụng sữa rửa mặt là cách để chị em làm sạch da mặt bằng cách loại bỏ các tế bào chết trên da và làm sạch các bã nhờn. Bởi vậy, sau khi rửa mặt thường chúng ta sẽ thấy có cảm giác căng tức ở da, thậm chí hơi rít tay bởi da mặt sạch. Đó là biểu hiện rất bình thường của một làn da sạch.
Nhiều bạn nghĩ rằng khi rửa mật xong da mặt phải mềm mại và mịn màng. Điều này đúng khi bạn dùng các loại sữa rửa mặt có nhiều thành phàn chất béo. Tuy nhiên, những loại sữa rửa mặt này lại không thực sự tốt bởi nó chỉ dưỡng ẩm cho da chứ không thể làm sạch bã nhờn bám vào da. Ngoài ra, các chất béo còn bít lỗ chân lông, gây ra mụn và thậm chí là viêm nhiễm da.
Bởi vậy đừng đánh giá cao các loại sữa rửa mặt có công dụng làm mềm da. Nếu muốn có một làn da mềm mại bạn nên dùng các loại kem dưỡng ẩm, lotion, serum sau khi rửa mặt.
Sữa rửa mặt càng nhiều chức năng, càng tốt cho da?
Các sản phẩm sữa rửa mặt thường quảng cáo với rất nhiều tính năng kết hợp như: làm sạch, làm sáng, dưỡng ẩm da… Tuy vậy, những loại nhiều chức năng như thế này chưa hẳn đã là một sự lựa chọn thông minh.
Hãy luôn nhớ rằng công dụng chính của sữa rửa mặt đó là làm sạch da, loại bỏ nhờn và bụi bẩn bám trên da. Nếu có quá nhiều công dụng cùng một lúc thì chức năng làm sạch da của sữa rửa mặt sẽ giảm đi khiến cho bạn không thể đạt được hiệu quả tối ưu khi sử dụng nó.
Tốt nhất là hãy chọn mua những loại sữa rửa mặt có công dụng duy nhất là làm sạch da, quá nhiều thành phần dưỡng chất trong một lọ sữa rửa mặt có thể dễ làm kích ứng da hơn, gây nên hiện tượng dị ứng hoặc viêm lỗ chân lông.
Rửa mặt bằng khăn mới sạch?
Hiện nay các phụ nữ hiện đại không dùng khăn mà dùng bông để thấm nước sau khi rửa mặt. Thậm chí nhiều người còn dùng tay vỗ nhẹ vào da cho đến khi mặt ráo nước.
Có một thực tế đó là việc dùng khăn rửa mặt chỉ làm sạch được bề mặt của da, ngoài ra sự chà xát và tiếp xúc giữa da mặt và khăn có thể làm tổn thương da mặt và gây kích ứng cho da.
Do vậy, giải pháp lý tưởng cho việc làm sạch ra mặt là dùng miếng bọt biển mềm kết hợp với những loại sữa rửa mặt làm sạch da chuyên dụng. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng, cần khử trùng và vệ sinh thường xuyên miếng bọt biển để vi khuẩn không có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Rửa mặt bằng nước nóng tốt hơn rửa mặt bằng nước lạnh?
Nước nóng đúng là sẽ làm sạch mặt hơn. Tuy nhiên, khi làn da mỏng manh tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ khiến các mạch máu dưới da giãn nở nên da sẽ dễ bị kích ứng hơn. Ngoài ra, các lỗ chân lông cũng nhờ nhiệt độ cao mà mở rộng ra làm da mặt khô hơn và đẩy nhanh quá trình hình thành các nếp nhăn trên da.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng rửa mặt bằng nước ấm tốt hơn bằng nước lạnh, nhưng những nghiên cứu cũng như thực tế cho thấy rửa mặt bằng nước lạnh tốt hơn nhiều lần. Hãy rửa mặt với nước ở nhiệt độ 35 độ C và sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Ở nhiệt độ 35 độ C, lỗ chân lông mở ra tạo điều kiện cho việc loại bỏ các chất thải còn “tồn đọng” dưới lỗ chân lông, sau đó, nước lạnh sẽ tác động để các lỗ chân lông co lại, làm da được “ngậm nước” sẽ trở nên mềm mại, mịn màng.
Dùng kem dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt
Khi rửa mặt xong làn da của chúng ta sẽ có cảm giác khô và căng tức nên nhiều người nghĩ rằng thoa kem dưỡng ẩm vào ngay sau khi rửa mặt sẽ giúp cân bằng độ ẩm cho da. Thực tế cho thấy đó là thói quen không tốt và lâu ngày có thể gây nên hiện tượng chảy sệ và nhẽo da
Bạn nên nhớ rằng, tất cả bộ phận trên cơ thể chúng ta đều cần thời gian để nghỉ ngơi và làn da cũng không là ngoại lệ. Cả ngày, da bạn phải “gồng mình” gánh hàng tá mỹ phẩm, bởi vậy thời gian sau khi rửa mặt là thời gian nghỉ ngơi lý tưởng cho làn da. Vì vậy, ngay sau khi rửa mặt, thay vì ngay lập tức lau khô da mặt để bôi kem dưỡng ẩm, hãy “hong khô” da với gió tự nhiên.
Hãy dùng các loại chăm sóc da 1 đến 2 tiếng sau khi rửa mặt, như thế da mặt của bạn sẽ đẹp và khỏe hơn rất nhiều.
Càng rửa mặt nhiều, da càng sạch
Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng rửa mặt càng nhiều càng tốt bởi rửa mặt càng nhiều làn da càng sạch sẽ. Điều này hoàn toàn không đúng vì rửa mặt nhiều lần có thể làm mất đi độ ẩm cân bằng trên da và làm hại lớp biểu bì da, làm da khô hơn và mất đi độ sáng bóng tự nhiên.
Vì vậy, chỉ khi tiếp xúc với moi trường bụi bặm và ôi nhiễm nhiều, bạn mới nên thường xuyên rửa mặt. Bạn nên nhớ quy tắc, không nên rửa mặt quá 3 lần/ngày.
Vùng nào trên gương mặt cũng quan trọng như nhau khi rửa mặt
Thói quen phổ biến của chúng ta là khi rửa mặt, sẽ rửa sạch đều tất cả các vị trí trên khuôn mặt. Đó là thói quen phản khoa học.
Thông thường, vùng chữ T trên gương mặt là nơi tập trung nhiều nhất các tuyến bã nhờn, do vậy, vùng này luôn nhờn bóng hơn các cùng da khác. Khi rửa mặt, bạn cũng cần chú ý làm sạch hơn vùng da nhạy cảm này.
Khi dùng sữa rửa mặt, các bọt xà phòng sẽ dễ bám vào các chân tóc trên trán. Bạn cũng nên làm sạch da vùng này để da không bị dị ứng do các chất tẩy rửa của sữa rửa mặt.
Cách rửa mặt đúng
Bước 1: Làm ướt da mặt bằng nước ấm khoảng 30 độ C
Bước 2: Lấy một lượng sữa rửa mặt bằng hạt ngô, cho ra tay hoặc miếng tạo bọt đánh bông.
Bước 3: Lấy phần bọt thoa đều nhẹ nhàng lên khuôn mặt và lưu ý thoa xuôi theo chiều lỗ chân lông để chất bẩn dễ dàng theo đà bị quấn ra ngoài. Thời gian khoảng 20-30 giây, bạn không nên để sữa lâu quá trên da mặt.
Bước 2: Bạn đừng quên đánh bọt sữa rửa mặt.
Bước 4: Rửa sạch với nước và thấm khô da bằng bông.
Lưu ý: dùng sữa rửa mặt quá 2 lần/ngày gây tác động xấu cho da. Rửa mặt trước khi đi ngủ là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện thông thoáng và tái tạo tế bào da, lấy đi các chất bẩn bám trên da sau một ngày dài.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam