Chuyển tới tiêu đề chính trong bài [xem]
1. Nguyên nhân mẹ bầu nên hạn chế ăn một số loại rau trong thai kỳ
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, cơ thể của mẹ có nhiều thay đổi về cả tâm lý lẫn sinh lý. Trong đó có thể kể đến sự suy giảm mạnh của hệ miễn dịch, làm mẹ dễ gặp phải vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, viêm khớp, tăng huyết áp, cảm cúm… nếu không may tiếp xúc với thực phẩm mang vi khuẩn, virus hoặc môi trường sống kém vệ sinh.
Trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, các loại rau củ quả là thứ gần như không thể thiếu đối với mẹ bầu, bởi chúng cung cấp rất nhiều vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp quá trình mang thai thuận lợi, thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cũng có một số loại rau bà bầu không nên ăn như những loại dưới đây bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự an toàn của thai nhi.
2. 7 loại rau bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non
2.1. Rau ngải cứu
Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như xoa dịu đau cơ, giảm đau bụng, là phương thuốc ngăn ngừa động thai thế nhưng ngải cứu cũng đứng đầu danh sách các loại rau bà bầu không nên ăn. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, trong ngải cứu có chứa Methanol, nếu mẹ bầu tiêu thụ 80 – 150mg/ngày thì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng đến bé.
- Ăn quá nhiều rau ngải cứu dễ gây sảy thai (Nguồn: 2monngonmoingay.com)
2.2. Rau răm
Trong rau răm có chứa các hoạt chất gây kích thích co bóp cổ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai nếu ăn quá nhiều trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra rau răm có tính nóng nên nếu ăn quá nhiều cũng dẫn đến khó tiêu, nóng trong và mất máu.
2.3. Mướp đắng, khổ qua
Mướp đắng là loại rau củ tuyệt đối không nên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng cho bà bầu. Loại rau củ này không chỉ chứa ít chất xơ, chất béo mà còn có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, hạt mướp đắng tiết ra chất vicine – độc tố gây hội chứng cấp tính như nhức đầu, đau bụng và hôn mê đối với các mẹ bầu có thể trạng yếu ớt, nhạy cảm.
- Mướp đắng thực phẩm dễ gây sảy thai, giảm khả năng thụ thai (Nguồn: webtretho.com)
2.4. Rau ngót
Từ xưa đến nay, ông bà ta vẫn thường khuyên con không được ăn rau ngót trong giai đoạn thai kỳ vì nó có thể dẫn đến tiêu chảy, xuất huyết, sảy thai. Đồng quan điểm đó, các nhà khoa học đã chứng minh trong rau ngót có chứa hàm lượng papaverin cao, có khả năng kích thích tử cung co thắt mạnh, làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu.
Không chỉ vậy, trong rau ngót còn có hợp chất Glucocorticoid, chất này sẽ gây cản trở quá trình hấp thu canxi, photpho bên trong cơ thể, dẫn tới tình trạng loãng xương ở mẹ và chậm tăng trưởng ở thai nhi.
2.5. Rau sam
Rau sam thường được biết đến như một dược liệu có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể nhưng nếu ăn quá nhiều loại rau này sẽ gây kích thích mạnh cổ tử cung, có thể dẫn đến xuất huyết cổ tử cung. Do vậy trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu cần tránh xa tuyệt đối loại rau này nhé.
2.6. Rau chùm ngây
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rau chùm ngây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt, đặc biệt là các mẹ bầu.
Trong loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C gấp 7 lần cam, gấp 4 lần canxi và 2 lần protein trong sữa, gấp 4 lần vitamin A trong cà rốt, gấp 3 lần sắt rau diếp cá và gấp 3 lần kali trong chuối. Thế nhưng, bên trong loại rau này đồng thời cũng chứa chất alpha-sitosterol, một chất giúp ngừa thai bằng cách khiến cho trứng đã thụ tinh không thể bám vào thành tử cung để làm tổ. Đối với phụ nữ đang mang thai, chất này sẽ gây co cơ trơn của tử cung, dẫn đến sảy thai.
- Rau chùm ngây tốt hơn thần dược nhưng không phù hợp với chế độ ăn của mẹ bầu (Nguồn: wikibanh.com)
2.7. Đu đủ xanh
Nếu đu đủ xanh có công dụng tuyệt vời là gọi sữa hậu sinh nở thì trong giai đoạn mang thai nó lại là loại thực phẩm bà bầu không nên ăn.
Đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn có thể làm tăng nguy cơ sinh non, bởi trong nhựa (mủ) của đu đủ xanh có chứa hỗn hợp papain, endopeptidases và chymopapain, cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ có thể nhầm lẫn papain với prostaglandin, một hoạt chất được sử dụng để gây chuyển dạ. Mặt khác, chất này cũng sẽ gây ra tình trạng suy yếu màng bọc nâng đỡ bào thai, kích thích cổ tử cung gây xuất huyết và cản trở quá trình phát triển của tế bào thai và các mô thai, ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi.
- Đu đủ xanh không tốt cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu (Nguồn: beleza.vn)
Người mẹ nào cũng đều kỳ đứa trẻ mình sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, tài giỏi, nhưng để làm được điều đó thì trước tiên các mẹ bầu cần tuân thủ thật nghiêm ngặt chế độ ăn uống, dinh dưỡng. Các loại rau bà bầu không nên ăn trên đây chính là những thứ mà các mẹ tuyệt đối cần tránh để không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn của thai nhi.
Ngoài ra trong quá trình an thai, các mẹ đừng quên quy tắc ‘ăn chín, uống sôi’. Rau củ quả nếu không được sơ chế đúng cách thì với lượng thuốc trừ sâu và vi khuẩn còn sót lại có thể gây ngộ độc cấp tính cho mẹ (biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, kích ứng da…) và dẫn đến nguy cơ dị tật thai nhi.